Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF4
1800 8180 Đăng nhập
Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF3
Trở về

Không trả nợ thẻ tín dụng thì sẽ bị phạt như thế nào? Cách hạn chế trễ hạn thanh toán

07-06-2024 | 5.589 lượt xem

Đối với người tiêu dùng ngày nay, việc sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán cho các khoản chi phí đã dần trở thành một thói quen.  Tuy nhiên, khi sử dụng thẻ tín dụng bạn cần phải trả lại số tiền được cấp trong thời gian quy định.. Trong bài viết này,  Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIB sẽ cung cấp thông tin cho bạn việc nếu không trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn, chủ thẻ sẽ sẽ chịu những rủi ro nào.

Nội dung chính

    1. Tìm hiểu về thẻ tín dụng 

    Thẻ tín dụng được hiểu một cách đơn giản chính là một phương thức thanh toán cho phép bạn mua sắm và “chi tiêu trước, thanh toán sau”. Ngân hàng sẽ cấp cho bạn một chiếc thẻ với hạn mức tín dụng nhất định, hạn mức này sẽ tùy thuộc vào năng lực trả nợ của bạn để quyết định và bạn có thể sử dụng thẻ để thanh toán cho các giao dịch trong phạm vi hạn mức đó. Sau mỗi kỳ thanh toán bạn cần thanh toán cho ngân hàng số tiền đã sử dụng thẻ.

    2. Những rủi ro khi không trả nợ thẻ tín dụng

    Trước khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng bạn nên đảm bảo về khả năng thanh toán của bản thân vì khi bạn trả chậm dù chỉ 1 ngày bạn cũng phải chịu phạt với lãi suất khá cao. Không dừng lại ở đó, việc thanh toán nợ tín dụng chậm trễ còn phải đối mặt với một số vấn đề như sau.

    Những rủi ro khi không trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn

    2.1 Chịu phí phạt khi trễ hẹn thanh toán thẻ tín dụng

    Tùy vào từng ngân hàng và từng loại thẻ tín dụng mà sẽ có thời gian miễn lãi khác nhau, thường sẽ là 45 ngày. Nếu như trong khoảng thời gian miễn lãi và thời gian được ân hạn này mà khách hàng không thanh toán hết số tiền đã tiêu thì sẽ phải chịu phí phạt trễ hạn từ ngân hàng. 

    Phí này thường rất cao và được tính dựa trên số tiền nợ và thời gian trễ. Ngoài phí phạt, lãi suất phạt cũng được áp dụng và cộng dồn dẫn đến tổng số tiền bạn phải trả là khá lớn so với số tiền bạn đã chi tiêu. 

    Để tránh tình trạng này, bạn có thể xem xét sử dụng VIB Cash Back - Hoàn đến 24 triệu điểm thưởng/năm - Tận hưởng thời hạn thanh toán lên đến 55 ngày cho toàn bộ giao dịch chi tiêu, mua sắm. Mở thẻ ngay tại đây

    2.2 Bị giảm điểm tín dụng

    Ngoài các chi phí phát sinh thì việc không trả nợ đúng hạn còn ảnh hưởng tiêu cực đến điểm tín dụng của bạn, Các khoản nợ xấu này đều sẽ được lưu trữ thông tin tại Trung tâm tín dụng CIC. 

    Điểm tín dụng giảm sẽ gây khó khăn khi bạn cần vay tiền hoặc mở thẻ tín dụng mới trong tương lai. Các ngân hàng họ sẽ xem xét lịch sử tín dụng của bạn để đánh giá mức độ rủi ro, và điểm tín dụng thấp sẽ làm giảm sự tin tưởng của họ đối với bạn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vay tiền mà còn có thể làm tăng lãi suất vay mà bạn phải chịu trong tương lai.

    2.3 Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

    Nếu số tiền nợ quá lớn và bạn không có khả năng trả nợ, ngân hàng có thể tiến hành các biện pháp dựa trên pháp lý. Nếu khách hàng và phía ngân hàng không thể tự giải quyết, điều này có thể dẫn đến Toà án phải xét xử và chủ thẻ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    3. Các quy trình xử lý khi không trả nợ thẻ tín dụng 

    Khi không trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn, ngân hàng sẽ áp dụng các quy trình xử lý để thu hồi số tiền nợ như sau.

    3.1 Nhắc nhở qua điện thoại

    Bước đầu tiên trong quy trình xử lý là nhắc nhở bạn qua điện thoại. Ngân hàng sẽ liên hệ để thông báo về khoản nợ quá hạn và yêu cầu bạn thanh toán ngay lập tức.

    Những cuộc gọi này thường diễn ra nhiều lần trong ngày để đảm bảo bạn nhận được thông tin và nhận thức rõ về trách nhiệm cần phải chi trả cho khoản nợ của mình. Việc nhắc nhở qua điện thoại nhằm mục đích thúc đẩy bạn thanh toán sớm để tránh phát sinh thêm phí phạt và lãi suất.

    Quy trình xử lý khi không trả nợ thẻ tín dụngQuy trình xử lý khi không trả nợ thẻ tín dụng

    3.2 Khoá thẻ tín dụng

    Nếu sau nhiều lần nhắc nhở mà bạn vẫn không thanh toán, ngân hàng sẽ tiến hành khóa thẻ tín dụng của bạn. Khi thẻ bị khóa, bạn sẽ không thể sử dụng thẻ để thanh toán hoặc rút tiền. Đây là biện pháp nhằm hạn chế việc bạn gia tăng số tiền nợ. Thẻ chỉ được mở lại khi bạn hoàn tất việc thanh toán nợ và các khoản phí liên quan.

    3.3 Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Trong trường hợp nợ quá hạn kéo dài và số tiền nợ lớn, ngân hàng có thể tiến hành các biện pháp pháp lý nghiêm trọng hơn, bao gồm truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Điều này có thể dẫn đến việc bạn bị kiện ra tòa và phải đối mặt với các hình phạt theo quy định của pháp luật, bao gồm cả phạt hành chính và hình sự. Quy trình này không chỉ ảnh hưởng đến bạn mà còn có thể ảnh hưởng đến gia đình của bạn, từ đó gây ra nhiều rắc rối và hậu quả nghiêm trọng.

    Quy trình xử lý nợ thẻ tín dụng cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi của ngân hàng và thúc đẩy bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình. Để tránh rơi vào tình trạng này, bạn nên quản lý chi tiêu hợp lý, luôn theo dõi số tiền nợ và thanh toán đúng hạn.

    3.4 Hướng dẫn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

    Thanh toán dư nợ thẻ tín dụng là vấn đề được rất nhiều khách hàng quan tâm. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lịch sử tín dụng của các chủ thẻ. Để giúp khách hàng quản lý và thanh toán dư nợ thẻ tín dụng một cách hiệu quả, dưới đây là một số hướng dẫn chi tiết:

    Thanh toán tự động từ tài khoản tại VIB

    Liên hệ Tổng đài VIB theo số (024) 62585858/1900 2200 hoặc Chi nhánh và PGD VIB để yêu cầu thanh toán tự động từ tài khoản thanh toán tại VIB.

    Thanh toán chủ động từ tài khoản tại VIB

    Thanh toán dư nợ bằng cách chuyển khoản thông qua ứng dụng ngân hàng số Mobile Banking của Ngân Hàng Quốc Tế Việt Nam 

    Thanh toán chuyển khoản nhanh

    Thực hiện chuyển khoản nhanh qua số thẻ tín dụng trên các ứng dụng, hệ thống chuyển khoản từ các Ngân hàng khác có liên kết tại đây

    Thanh toán chuyển khoản thường

    • Nhập các thông tin sau khi chuyển khoản từ Ngân hàng khác:
    • Họ tên chủ thẻ chính (được in trên thẻ)
    • Số tài khoản: số thẻ tín dụng hoặc số tài khoản thẻ
    • Ngân hàng thụ hưởng: Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)

    4. Giải pháp khắc phục và hạn chế nợ thẻ tín dụng quá hạn  

    Vậy nếu bạn đã bị trễ hạn thanh toán nợ tín dụng thì bạn nên làm gì?

    4.1 Liên hệ với ngân hàng

    Liên hệ ngân hàng để giải quyết vấn đề

    Khi gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ thẻ tín dụng, bước đầu tiên và quan trọng nhất là bạn hãy liên hệ với ngân hàng. Hãy chủ động thông báo tình hình tài chính hiện tại và yêu cầu được hỗ trợ. Sau đó, ngân hàng có thể cung cấp một số giải pháp hỗ trợ như:

    • Gia hạn thời gian trả nợ: Ngân hàng có thể cho phép bạn kéo dài thời gian trả nợ, giảm áp lực tài chính hàng tháng.
    • Giảm lãi suất hoặc phí phạt: Trong một số trường hợp, ngân hàng có thể xem xét giảm lãi suất hoặc miễn phí phạt để giúp bạn trả nợ dễ dàng hơn.
    • Lập kế hoạch trả nợ chi tiết: Bạn có thể thảo luận với ngân hàng để lập kế hoạch trả nợ phù hợp với khả năng tài chính hiện tại, bao gồm các khoản thanh toán hàng tháng cụ thể.

    Bạn nên liên hệ với ngân hàng sớm nhất có thể để có thể đưa ra phương án xử lý thích hợp và có lợi nhất cho bạn.

    4.2 Lập kế hoạch chi tiêu hợp lý

    Song song với việc liên hệ với ngân hàng để giải quyết thì bạn cũng nên bắt đầu thiết lập kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn. Quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả chín là chìa khóa để tránh nợ thẻ tín dụng quá hạn. Bước đầu tiên bạn nên lập ngân sách hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi phí, bao gồm cả khoản thanh toán nợ thẻ tín dụng, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính và điều chỉnh chi tiêu cho phù hợp. 

    Lập kế hoạch chi tiêu hợp lýLập kế hoạch chi tiêu hợp lý

    ➜ Đăng ký ngay thẻ VIB LazCard: Hoàn đến 6% khi chi tiêu tại Lazada. Tích hợp debit và credit trên một chip, một thẻ: Mở thẻ ngay tại đây

    Ngoài ra, bạn nên dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tạo quỹ dự phòng, sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. 

    Việc không trả nợ thẻ tín dụng đúng hạn sẽ khiến cho bạn gặp nhiều bất lợi và không được hưởng các chính sách ưu đãi của thẻ. Bằng cách hiểu rõ quy trình xử lý nợ, thẻ tín dụng được nợ bao lâu và áp dụng các giải pháp khắc phục, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn. Với những thông tin được cung cấp trong bài viết này Ngân hàng TMCP Quốc Tế VIB mong rằng bạn biết cách xử lý các khoản nợ thẻ tín dụng và thiết lập cho mình kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn trong tương lai.

    Xem thêm: 
    Làm thẻ tín dụng ngân hàng nào tốt và dễ nhất 2024? tại đây. 
    Những điều cần biết về hình thức sang ngang thẻ tín dụng. tại đây.
     
    Lưu ý

    Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

    Z7_IQGAHH8019VT3064ALUCHS0A80

    Tải MyVIB

    Quét mã QR để tải ứng dụng
    Tải app ngay Tải app ngay
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SN2
    Z7_514612K01PUUA061MUVCB82UD5
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F12G7