Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF4
1800 8180 Đăng nhập
Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF3
Trở về

Nợ xấu là gì? Cách kiểm tra và tra cứu nợ xấu nhanh nhất?

26-07-2024 | 22 lượt xem

Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhưng nợ xấu vẫn là vấn đề nan giải cho các tổ chức tín dụng. Vậy nợ xấu là gì? Cách kiểm tra và tra cứu nợ xấu nhanh nhất sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nội dung chính

    1. Thế nào là nợ xấu? Phân loại các nhóm nợ xấu hiện nay

    1.1. Khái niệm về nợ xấu:

    Nợ xấu là các khoản nợ mà khi đến hạn thanh toán người vay không thể hoàn trả cho bên cho vay. Điều này có thể xảy ra do người vay quên thanh toán, mất khả năng hoàn trả, hoặc do phương án cho vay không được đánh giá chính xác. Theo quy định, các khoản vay bị quá hạn thanh toán trên 90 ngày được xem là nợ xấu.

    Nợ xấu không chỉ gây ảnh hưởng đến bên cho vay, mà còn làm giảm điểm tín dụng của người vay, từ đó làm giảm khả năng vay mượn trong tương lai.

    Nợ xấu là các khoản nợ mà khi đến hạn thanh toán người vay không thể hoàn trảNợ xấu là các khoản nợ mà khi đến hạn thanh toán người vay không thể hoàn trả

    1.2. Có bao nhiêu loại nợ xấu 

    Theo  Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ sẽ được phân chia thành 5 nhóm với các đặc điểm về lịch sử nợ như sau:

    Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

    • Đặc điểm: Các khoản nợ trong hạn, có thể thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Hoặc có thể thu hồi cả gốc và lãi không quá 10 ngày kể từ ngày quá hạn hoàn trả.
    • Thời gian xóa nợ xấu: Được cấp vốn ngay lập tức.

    Nhóm 2: Nợ cần chú ý

    • Đặc điểm: Khoản nợ quá hạn từ trên 10 ngày đến 90 ngày. Khoản nợ được điều chỉnh ngày trả nợ lần đầu khi còn trong hạn.
    • Thời gian xóa nợ xấu: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 1 năm (sau 1 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay).

    Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

    • Đặc điểm: Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Khoản nợ gia hạn thời hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn. Các khoản nợ có vi phạm cần thu hồi nhưng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
    • Thời gian xóa nợ xấu: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 5 năm (sau 5 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay trở lại).

    Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

    • Đặc điểm: Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn. Các khoản nợ dưới tiêu chuẩn chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
    • Thời gian xóa nợ xấu: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 5 năm (sau 5 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay trở lại).

    Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

    • Đặc điểm: Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. Các khoản nợ có Quyết định điều tra/ thu hồi nhưng chưa được thu hồi quá 60 ngày kể từ ngày ra quyết định.
    • Thời gian xóa nợ xấu: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 5 năm (sau 5 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay trở lại).

    2. Cách kiểm tra nợ xấu nhanh chóng chính xác nhất

    2.1 Kiểm tra nợ xấu thông qua website CIC:

    CIC là Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chức năng chính của đơn vị này là thu thập, lưu trữ, phân tích và dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam.

    Các bước thao tác kiểm tra nợ xấu qua Website CIC:

    Bước 1: Truy cập trang web của hệ thống CIC để đăng ký thông tin (https://cic.gov.vn/).

    Bước 2: Đăng ký thông tin cá nhân. Điền đầy đủ, chính xác các thông tin được đưa ra của hệ thống

    • Họ và tên.
    • Ngày sinh.
    • Số điện thoại.
    • Số CMND/CCCD, ngày cấp, nơi cấp.
    • Địa chỉ email.
    • Giới tính.
    • Ảnh CMND/CCCD
    • Địa chỉ thường trú.

    Bước 3Cài đặt mật khẩu cho tài khoản

    Bước 4Nhập chính xác mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, chọn Đồng ý để xác nhận rằng khách hàng chấp nhận với các điều khoản cam kết. 

    Bước 5 Nhân viên của CIC sẽ liên hệ điện thoại để xác minh thông tin qua cuộc trò chuyện hỏi - đáp.

    Bước 6Truy cập vào hệ thống CIC và xem thông tin chi tiết về lịch sử tín dụng của cá nhân trong phần cá nhân hóa.

    Truy cập trang web CIC để đăng ký thông tinTruy cập trang web CIC để đăng ký thông tin

    2.2 Thông qua ứng dụng CIC

    Bên cạnh tra cứu CIC qua website, Ứng dụng CIC cũng là 1 công cụ để tra cứu thông tin tín dụng hữu ích.

    • Bước 1: Tải ứng dụng qua App Store / Google Play 
    • Bước 2: Đăng ký tài khoản bằng các thông tin mà hệ thống yêu cầu.
    • Bước 3: Nhập mã OTP để xác nhận.

    Sau khi hoàn tất việc đăng ký tài khoản, khách hàng thực hiện tra cứu lịch sử tín dụng trên CIC theo các bước dưới đây:

    • Bước 1: Chọn “Khai thác báo cáo” để bắt đầu tra cứu 
    • Bước 2: Xác thực bằng Mật khẩu/Vân tay/Face ID.
    • Bước 3: Mua báo cáo tín dụng.
    • Bước 4: Nhập mã xác thực OTP để xác nhận.
    • Bước 5: Kiểm tra báo cáo tín dụng để biết mình có đang mắc nợ xấu hay không.

    2.3 Kiểm tra trực tiếp tại chi nhánh CIC:

    Tra cứu tại chi nhánh CIC là hình thức khách hàng đến chi nhánh hoặc phòng giao dịch bất kỳ của ngân hàng để đăng ký các hồ sơ mở tín dụng. Lúc này, nhân viên ngân hàng 

    cung cấp dịch vụ tra cứu điểm tín dụng cho khách hàng. 

    • Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký khoản vay cho nhân viên ngân hàng và yêu cầu kiểm tra lịch sử tín dụng.
    • Bước 2: Qua thông tin từ CMND/CCCD, ngân hàng sẽ xuất được dữ liệu lịch sử tín dụng trên hệ thống CIC và trả kết quả tra cứu cho Khách hàng.

    Mỗi cá nhân bất kỳ sẽ được miễn phí tra cứu điểm tín dụng CIC định kỳ hằng năm 1 lần. 

    Từ lần thứ 2 trở đi trong năm, Khách hàng sẽ phải trả phí để tra cứu thông tin CIC.

    Khách hàng đến quầy giao dịch của Chi nhánh ngân hàng để được hỗ trợ kiểm tra CIC

    3. Nợ xấu gây ảnh hưởng gì đến khách hàng

    3.1 Khó khăn trong việc vay vốn

    Nợ xấu là một trở ngại trong việc đi vay của bên đi vay, đặc biệt là bên đi vay thuộc nhóm nợ 3, 4, 5 khả năng xét duyệt hạn mức vay gần như là rất thấp. Đối với nhiều trường hợp mất khả năng thanh toán, việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự là điều không thể tránh khỏi.

    3.2 Lãi suất cao

    Nợ xấu gây ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn của Ngân hàng, việc đi vay sẽ bị kiểm soát gắt gao hơn về phương án, lãi suất cho vay cũng sẽ bị đẩy lên để đảm bảo lợi nhuận của các tổ chức tín dụng.

    3.3 Điểm tín dụng thấp

    Đồng nghĩa với việc khả năng trả nợ không còn đảm bảo, chính là việc bị hạ điểm xếp hạng tín dụng. Điểm tín dụng càng thấp, người đi vay sẽ càng gia tăng tỷ lệ  không nhận được sự hỗ trợ thêm từ các tổ chức tín dụng vì việc xét duyệt hồ sơ vay liên quan mật thiết đến điểm CIC này.

    3.4 Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

    Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến tài chính mà còn gây ra những ảnh hưởng tâm lý. Lo lắng, căng thẳng, mất tự tin và áp lực là những cảm xúc thường gặp phải khi đối mặt với nợ xấu. Điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe, mối quan hệ gia đình, công việc và cuộc sống cá nhân. 

    Để tránh bị nợ xấu, bạn cần xác định nguyên nhân, lập kế hoạch chi tiêu hợp lý, tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình, bạn bè hoặc chuyên viên tư vấn tài chính. Hãy chủ động đối mặt với vấn đề, xây dựng kế hoạch giải quyết hợp lý để vượt qua khó khăn.

    Nợ xấu gây ra những ảnh hưởng tâm lýNợ xấu gây ra những ảnh hưởng tâm lý

    3.5 Bị nợ xấu có mở thẻ tín dụng được không?

    Bất kì khi khách hàng muốn mở thẻ tín dụng nào cũng đều phải được kiểm tra lịch sử tín dụng trên CIC.  Điều kiện mở thẻ tín dụng tiên quyết là CIC của khách hàng cần sạch, không vướng các nhóm nợ xấu.

    Nếu khách hàng đang nằm trong một nhóm nợ xấu. Đã tất toán các khoản nợ này thì cần phải đợi cập nhật lại lịch sử nhóm nợ mới có thể thực hiện mở thẻ đúng quy định.

    Tại VIB, hiện đang cung cấp đến cho khách hàng rất nhiều loại thẻ tín dụng với các trải nghiệm phù hợp với từng nhu cầu riêng.

    Thẻ VIB LazCardThẻ VIB LazCard

    Đối với Khách hàng có sở thích mua sắm trên sàn thương mại điện tử Lazada, dòng thẻ VIB LazCard đáng để bạn quan tâm, với các ưu đãi như:

    Hoàn 100% phí thường niên năm đầu tiên chỉ cần có chi tiêu tối thiểu từ 1 triệu, kéo dài đến 30/9/2024. Đọc chi tiết chương trình tại đây.

    Tích lũy điểm thưởng tối đa 600,000 điểm/1 kỳ sao kê, với tỷ lệ tích lũy theo giao dịch:

    • 6% giá trị giao dịch chi tiêu tại Lazada Việt Nam;
    • 3% giá trị giao dịch chi tiêu trực tuyến tại ĐVCNT khác Lazada Việt Nam;
    • 0.1% giao dịch chi tiêu khác.

    Nhận tiền thưởng không giới hạn mỗi tháng đến 1.200.000 VNĐ/thẻ khi giới thiệu bạn bè mở thẻ thành công: 

    • 500.000 VNĐ cho 1 lượt giới thiệu thành công
    • 3.000.000 VNĐ cho 3 lượt giới thiệu thành công
    • 6.000.000 VNĐ cho 5 lượt giới thiệu thành công

    Đặc biệt thưởng thêm 500.000 VNĐ/thẻ nếu đạt vượt mốc mỗi tháng.

    ➜ Đăng ký ngay thẻ VIB LazCard: Hoàn đến 6% khi chi tiêu tại Lazada. Tích hợp debit và credit trên một chip, một thẻ: Mở thẻ ngay tại đây.

    Trên đây VIB đã giải thích khái niệm nợ xấu là gì cùng các cách kiểm tra nợ xấu nhanh, đơn giản. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp được cho bạn những thông tin có giá trị nhất.

    Xem thêm: 
    Bật mí cách gia hạn thẻ tín dụng nhanh nhất. tại đây. 
    Điều kiện và cách làm thẻ tín dụng online nhanh nhất 2024. tại đây.
     
    Lưu ý

    Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

    Z7_IQGAHH8019VT3064ALUCHS0A80

    Tải MyVIB

    Quét mã QR để tải ứng dụng
    Tải app ngay Tải app ngay
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SN2
    Z7_514612K01PUUA061MUVCB82UD5
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F12G7