Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF4
1800 8180 Đăng nhập
Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF3
Trở về

Làm thẻ tín dụng mất bao lâu và có mất phí không?

25-01-2024 | 10.383 lượt xem

Bạn đang muốn đăng ký mở thẻ tín dụng nhưng băn khoăn không biết thủ tục như thế nào, phí ra sao và làm thẻ tín dụng mất bao lâu? Những thông tin sau đây sẽ giải đáp giúp bạn.

Nội dung chính

    1. Làm thẻ tín dụng mất bao lâu?

    Thẻ tín dụng rất dễ sử dụng nhờ nhiều tiện ích thú vị. Thẻ tín dụng có khả năng thanh toán trực tuyến, thanh toán trực tiếp hoặc rút tiền mặt. Thực chất đây chính là bạn đang vay tiền của ngân hàng trước, sau đó trả lại khi đến hạn thanh toán thẻ tín dụng. Số tiền có sẵn trong thẻ tương ứng với hạn mức tín dụng được cấp và sử dụng được cho tất cả các dịch vụ chấp nhận thanh toán bằng thẻ.

    Làm thẻ tín dụng khi nào có?

    Thẻ tín dụng hiện hành có 2 loại:

    ●    Thẻ tín dụng quốc tế: Có thể liên kết với tài khoản Visa/Mastercard để thanh toán trong và ngoài nước.
    ●    Thẻ tín dụng nội địa: Chỉ có thể thanh toán trong nước.

    1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian duyệt cấp thẻ tín dụng

    Khi bạn nộp đơn đăng ký mở thẻ tín dụng, có một số yếu tố mà ngân hàng sẽ xem xét để quyết định việc duyệt cấp thẻ. Các yếu tố quan trọng bao gồm:

    ●    Điểm tín dụng: Điểm tín dụng của bạn cho thấy khả năng thanh toán và lịch sử vay nợ trước đó. Điểm tín dụng tốt sẽ giúp tăng khả năng duyệt hồ sơ mở thẻ tín dụng nhanh chóng.
    ●    Thu nhập: Yếu tố này giúp ngân hàng đánh giá được khả năng trả tiền cho các khoản vay và trách nhiệm tài chính cá nhân của bạn.
    ●    Lịch sử tín dụng: Lịch sử tín dụng rõ ràng, không có nợ xấu hoặc vi phạm tín dụng sẽ tạo dấu ấn tích cực trong quá trình xét duyệt hồ sơ.
    ●    Tình hình tài chính cá nhân: Ngân hàng có thể xem xét các tài sản và khoản nợ hiện có của bạn để đánh giá khả năng thanh toán và sự ổn định về tài chính.

    1.2 Làm thẻ tín dụng sau bao nhiêu ngày được lấy?

    Làm thẻ tín dụng mấy ngày có còn tùy thuộc vào ngân hàng, loại thẻ và độ phức tạp của quy trình. Thông thường, thời gian xử lý từ khi nộp đơn đăng ký cho đến khi nhận được thông báo duyệt hoặc từ chối có thể kéo dài từ một vài ngày đến một vài tuần. 

    Làm thẻ tín dụng mất bao lâu?

    Đơn cử như hiện nay, ngân hàng VIB đang áp dụng 2 cách làm thẻ tín dụng: theo cách truyền thống là ra ngân hàng hoặc làm thẻ online.

    ●    Với cách làm thẻ truyền thống: Bạn cần đến các CN/PGD ngân hành để tiến hành điền đơn đăng ký mở thẻ. Thời gian xét duyệt cấp thẻ tùy thuộc từng hồ sơ và dao động từ 7-14 ngày làm việc. 
    ●    Với cách mở thẻ online: Ngân hàng Quốc Tế VIB là ngân hàng tiên phong tại Việt Nam áp dụng hình thức mở thẻ trực tuyến cho tất cả các dòng thẻ hiện đang phát hành. Bạn chỉ mất 5 phút để điền thông tin tại đường dẫn online. Sau khi tiếp nhận hồ sơ trực tuyến của bạn, VIB sẽ tiến hành thẩm định để cấp duyệt thẻ tín dụng cùng hạn mức phù hợp. Thời gian giao thẻ từ 5-7 ngày tùy khu vực. 

    2. Mở thẻ tín dụng có mất phí không?

    Làm thẻ tín dụng hết bao nhiêu tiền hay mở thẻ tín dụng có mất phí không sẽ còn tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng. Một số ngân hàng sẽ thu phí phát hành thẻ tín dụng, mức phí dao động từ 100.000 - 300.000 VNĐ. Trong khi đó, một số ngân hàng như VIB lại miễn cho khách hàng khoản phí này. 

    Làm thẻ tín dụng mất phí không?

    Ngoài phí phát hành thẻ tín dụng, khi mở thẻ tín dụng, bạn cũng cần lưu ý đến một số khoản phí liên quan như:

    ●    Phí thường niên: Đây là một khoản phí hàng năm được tính để duy trì thẻ tín dụng của bạn. Phí thường niên có thể khác nhau tùy thuộc vào loại thẻ, ngân hàng phát hành. Trước khi mở thẻ, hãy xem xét kỹ các khoản phí này và so sánh giữa các lựa chọn khác nhau để chọn thẻ có phí thường niên hợp lý. VIB luôn có các chương trình ưu đãi dành cho chủ thẻ mới như hoàn phí thường niên, hoàn tiền cho giao dịch đầu tiên, tặng quà…
    ●    Phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng: Đây là khoản phí mà ngân hàng sẽ tính ngay khi bạn thực hiện rút tiền mặt thành công từ thẻ tín dụng. Thông thường mức phí này rơi vào khoảng 4%/số tiền đã rút. Bên cạnh đó, bạn còn phải chịu mức lãi suất khá cao khi thực hiện giao dịch này qua thẻ tín dụng.
    ●    Các loại phí khác: Ngoài phí thường niên và phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, bạn còn có thể bị ngân hàng tính các loại phí tín dụng khác như phí chuyển đổi ngoại tệ, phí trễ hạn thanh toán và phí sao kê báo cáo. Bạn nên đọc kỹ điều khoản và điều kiện của thẻ để hiểu rõ về các loại phí này và cách tránh hoặc giảm thiểu chúng.

    Hiện nay ngân hàng Quốc Tế VIB đang phát hành 10 dòng thẻ tín dụng quốc tế đó là: VIB Super Card, VIB LazCard, VIB Family Link, VIB Online Plus 2in1, VIB Premier Boundless, VIB Travel Élite, VIB Cash Back, VIB Rewards Unlimited, VIB Financial Free, VIB Bill Pay. Các dòng thẻ tín dụng đều được miễn phí phát hành, bạn chỉ cần chịu mức phí thường niên và một số khoản phí giống với các ngân hàng khác, thanh toán dư nợ đúng hạn là bạn sẽ nhận được vô vàn ưu đãi và tiện ích mà thẻ mang lại. Đó là các ưu đãi độc quyền, tích điểm thưởng, tích dặm bay, hoàn tiền, giảm giá lên đến 50% cho các dịch vụ ăn uống, mua sắm, giải trí, sức khỏe và giáo dục, trả góp 0%, 1% lãi suất tại hàng trăm đối tác liên kết trên toàn quốc.

    3. Điều kiện và hồ sơ mở thẻ tín dụng

    3.1 Điều kiện mở thẻ tín dụng

    ●    Tuổi: Bạn phải đủ tuổi pháp lý để mở thẻ tín dụng, thường là từ đủ 20 tuổi trở lên. Tuy nhiên, độ tuổi tối thiểu có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng ngân hàng hoặc dòng thẻ tín dụng.
    ●    Thu nhập: Bạn cần có một nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ hàng tháng. Ngân hàng sẽ yêu cầu bạn cung cấp bằng chứng về thu nhập như hóa đơn lương, tài liệu thuế hoặc báo cáo tài chính cá nhân.
    ●    Lịch sử tín dụng: Lịch sử tín dụng rõ ràng và không có nợ xấu hoặc vi phạm tín dụng sẽ tăng khả năng duyệt hồ sơ của bạn. Điều này bao gồm việc duy trì các khoản vay và thanh toán đúng hạn.

    3.2 Hồ sơ mở thẻ tín dụng

    Nếu bạn mở thẻ tín dụng theo hình thức trực tiếp là mở tại quầy giao dịch thì hồ sơ của bạn cần có các giấy tờ sau:

    ●    Chứng minh thông tin cá nhân: Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu
    ●    Chứng minh thông tin cư trú: Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú
    ●    Chứng minh nơi ở hiện tại: Sổ đăng ký tạm trú dài hạn/Giấy thông báo/Hóa đơn dịch vụ/Sao kê thẻ tín dụng/Sao kê lương.
    ●    Chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động/Quyết định nâng lương/ bổ nhiệm/Giấy đăng ký kinh doanh.
    ●    Chứng minh tài chính: Sao kê tài khoản lương/Phiếu lương/ bảng kê lương/ xác nhận lương/Hợp đồng bảo hiểm và hóa đơn/biên lai/Hình ảnh thẻ và sao kê thẻ tín dụng của ngân hàng khác/Giấy tờ sở hữu xe ô tô.

    Còn nếu mở theo hình thức trực tuyến, bạn sẽ không mất thời gian di chuyển đến ngân hàng, không cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ và cũng không cần chứng minh thu nhập. Đặc biệt VIB có thêm chính sách phê duyệt thẻ tín dụng khi gửi tiết kiệm từ 5 triệu đồng. 

    4. Bí quyết để được duyệt hồ sơ mở thẻ tín dụng nhanh hơn

    Thời gian làm thẻ tín dụng mất bao lâu một phần còn phụ thuộc vào hồ sơ của bạn được duyệt nhanh hay chậm. Do đó, trước khi đăng ký mở thẻ tín dụng, bạn hãy nắm vững một số bí quyết dưới đây để rút ngắn thời gian làm thẻ tín dụng nhé.

    ●    Kiểm tra và cải thiện điểm tín dụng: Điểm tín dụng là yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định duyệt hồ sơ mở thẻ tín dụng của bạn. Vì thế, bạn nên kiểm tra việc thanh toán đúng hạn các khoản nợ, giảm thiểu việc mở các tài khoản mới và duy trì một tỷ lệ nợ/giới hạn tín dụng thấp để được ngân hàng phê duyệt nhanh hơn.
    ●    Tăng thu nhập hoặc xác định nguồn thu nhập ổn định: Sở hữu nguồn thu nhập ổn định sẽ tăng khả năng duyệt hồ sơ mở thẻ tín dụng. Nếu thu nhập không đủ, bạn hãy xem xét đến việc tăng thu nhập như tìm kiếm công việc thêm, tăng ca, hoặc đầu tư vào việc nâng cao kỹ năng và trình độ để có thu nhập tốt hơn.
    ●    Lựa chọn thẻ tín dụng phù hợp với tình hình tài chính: Trước khi nộp đơn, bạn cần nghiên cứu và so sánh các thẻ tín dụng khác nhau để tìm hiểu về yêu cầu và tiêu chí duyệt hồ sơ. Từ đó, chọn thẻ tín dụng phù hợp với tình hình tài chính và mong muốn của bản thân cùng tiêu chí duyệt hồ sơ linh hoạt hơn để tăng khả năng được duyệt nhanh chóng.
    ●    Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu đầy đủ: Trước khi nộp đơn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ và tài liệu cần thiết như giấy tờ tùy thân, chứng minh thu nhập và sao kê ngân hàng. Việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và chính xác sẽ giúp quá trình xét duyệt diễn ra nhanh chóng và trơn tru hơn.
    ●    Liên hệ trực tiếp với ngân hàng phát hành thẻ: Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về quy trình duyệt hồ sơ, bạn hãy liên hệ trực tiếp với ngân hàng phát hành thẻ. Họ có thể cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về yêu cầu, quy trình và thời gian duyệt hồ sơ.
    Bài viết trên hy vọng đã giúp bạn trả lời được câu hỏi làm thẻ tín dụng mất bao lâu. Thủ tục để mở thẻ tín dụng vô cùng đơn giản, thời gian khá nhanh chóng. Đừng bỏ lỡ những lợi ích và những ưu đãi hấp dẫn khi mở thẻ tín dụng nhé.

     
    Lưu ý

    Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

    Z7_IQGAHH8019VT3064ALUCHS0A80

    Tải MyVIB

    Quét mã QR để tải ứng dụng
    Tải app ngay Tải app ngay
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SN2
    Z7_514612K01PUUA061MUVCB82UD5
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F12G7