Trái phiếu tích lũy là một loại trái phiếu đặc biệt, có thể giúp các nhà đầu tư giải quyết các vấn đề về vốn, hay dòng tiền trong đầu tư. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về trái phiếu tích lũy, giúp bạn hiểu hơn về loại trái phiếu này.
1. Trái phiếu tích lũy là gì ?
Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích của người sở hữu đối với phần nợ với tổ chức phát hành trái phiếu đó. Người sở hữu trái phiếu sẽ được cam kết thanh toán lãi suất định kỳ mà tổ chức phát hành phải trả.
Trái phiếu tích lũy là một loại trái phiếu đặc biệt, tiền lãi sẽ không được thanh toán như trái phiếu thông thường theo định kỳ, mà sẽ được trả tích lũy. Tiền lãi sau sẽ được tích lũy dần cộng thêm với số tiền gốc, tính theo lãi suất định kỳ và sẽ thanh toán 1 lần khi đến kỳ hạn kết thúc.
Trái phiếu tích lũy được hiểu đơn giản là không trả thường xuyên hoặc theo định kỳ, mà tiền lãi sẽ được tích lũy dần và đến thời hạn trả sẽ thanh toán 1 lần. Nói cụ thể hơn, trái phiếu tích lũy là trái phiếu Z - trái phiếu thế chấp ký quỹ lãi suất trả chậm theo dài hạn. Số tiền bạn gửi sẽ được tính lãi hàng tháng, tuy nhiên sẽ không trả cho trái chủ mà tiếp tục trở thành loại trái phiếu khác trong cấu trúc.
Để một nhà cấu trúc tạo ra loại trái phiếu tích lũy và loại trái phiếu định hướng tích lũy bằng cách tạo ra các loại trái phiếu ổn định hoặc sử dụng tiền lãi tích lũy để cải thiện cấu hình các loại trái phiếu hiện có khiến chúng dễ bán hơn.
2. Đặc điểm của trái phiếu tích lũy có gì đặc biệt?
Công ty phát hành trái phiếu với mục đích là để huy động được nguồn vốn ổn định để kinh doanh. Lãi suất tiền gửi ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến giá trái phiếu của doanh nghiệp trong cùng thời kỳ. Bởi hai phương pháp đầu tư như ngân hàng và trái phiếu là hai hình thức được khá nhiều người ưa thích. Gửi tiền ở ngân hàng sẽ có tính an toàn hơn so với việc đầu tư trái phiếu tích lũy. Vì thế, khi lãi suất ngân hàng tăng mà lãi suất của trái phiếu không đổi, sẽ làm các nhà đầu tư rút vốn chuyển sang các hệ thống ngân hàng.
Doanh nghiệp sẽ quản lý các nhà đầu tư trên sổ sách hoặc hệ thống theo các tài khoản với các mục như sau: mệnh giá, chiết khấu, phí bảo hiểm và lãi suất phát sinh. Các báo cáo thường được lập theo chủ đề kế toán phát hành trái phiếu, lãi suất, lãi phát sinh, các khoản thanh toán… Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo các mệnh giá khác nhau thì cần phải ghi nợ tiền gửi ngân hàng cùng với các chủ trái phiếu theo đúng các số tiền, mệnh giá mà chủ đầu tư đã mua.
Xem thêm: Chuyển khoản khác ngân hàng qua Internet Banking mất bao lâu, có nhanh chóng không? Tại đây Hướng dẫn chuyển tiền nhanh 24/7 với ứng dụng MyVIB. Tại đây
3. Nội dung về trái phiếu tích lũy
Trái phiếu thông thường sẽ được thanh toán lãi theo định kỳ một tháng hoặc một quý. Tiền lãi được chi trả vào những ngày cố định, theo định kỳ cho đến ngày đáo hạn, khi đó toàn bộ tiền gốc mà bạn đã bỏ ra sẽ được hoàn trả 100%. Nhưng sẽ có một loại trái phiếu đặc biệt đó là trái phiếu dồn tích hay trái phiếu tích lũy. Loại trái phiếu này sẽ không thanh toán lãi cho chủ đầu tư mà sẽ được tích lũy dần với tiền gốc và tính theo lãi suất hiện tại, cứ như vậy dồn lại và thanh toán 1 lần vào tháng đáo hạn.
Một trái phiếu tích lũy sẽ phát hành với thời gian đáo hạn rất lâu từ 20 đến 25 năm. Bởi vì, các tổ chức doanh nghiệp cần có nguồn tiền để thực hiện công việc phát triển kinh doanh, đây là loại trái phiếu, giúp doanh nghiệp có nguồn vốn trong dài hạn.
4. Khái niệm về trái phiếu là gì?
Trái phiếu là một loại chứng chỉ vay nợ được tổ chức phát hành để huy động vốn, thể hiện nghĩa vụ phải trả nợ cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền nhất định, vào thời gian nhất định và sẽ phải hoàn trả lại vốn gốc khi đến thời gian đáo hạn.
Người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của những tổ chức phát hành trái phiếu. Tuy nhiên họ không có quyền sở hữu công ty như những cổ đông của công ty. Trái phiếu là một chứng khoán nợ được phát hành trung hạn và dài hạn. Người phát hành trái phiếu là người đi vay, người mua trái phiếu là trái chủ, còn gọi là người cho vay. Việc phát hành trái phiếu giúp công ty, tổ chức trở thành người đi vay vốn để kinh doanh, người sở hữu trái phiếu sẽ là những người cho vay để đầu tư sinh lời từ việc nhận lãi của phía tổ chức.
5. Phân loại trái phiếu
5.1. Phân loại theo người phát hành
Phân loại theo người phát hành sẽ có 3 loại trái phiếu:
- Trái phiếu Doanh nghiệp: Là trái phiếu được doanh nghiệp nhà nước, các công ty TNHH, công ty cổ phần phát hành ra nhằm mục đích tăng vốn hoạt động để tham gia hoặc mở rộng kinh doanh sản xuất.
- Trái phiếu chính phủ: đây là loại trái phiếu phát hành ra nhằm mục đích đáp ứng các chỉ tiêu của chính phủ. Chính phủ phát hành trái phiếu để huy động số tiền nhàn rỗi của người dân, các công ty hay tổ chức kinh tế. Trái phiếu chính phủ được coi là loại trái phiếu có ít rủi ro nhất, vì thế các nhà đầu tư mới có thể mua các trái phiếu này để đảm bảo an toàn cho dòng tiền.
- Trái phiếu của các tổ chức tài chính ngân hàng: là các tổ chức hay các ngân hàng phát hành ra để huy động vốn, để lưu thông dòng tiền tới các doanh nghiệp khác.
5.2. Phân loại lợi tức trái phiếu
Một cách phân loại nữa là phân loại theo lợi tức, cũng sẽ có 3 loại:
- Trái phiếu có lãi suất biến đổi (hay lãi suất thả nổi): lợi tức sẽ có sự thay đổi theo những kỳ trả khác nhau. Lợi tức được trả sẽ dựa trên lãi suất biến đổi theo lãi suất tham chiếu của trái phiếu vào thời điểm cùng kỳ đó.
- Trái phiếu có lãi suất bằng 0: Đây là loại trái phiếu mà người mua sẽ không được nhận lợi tức, nhưng lại mua với mức giá thấp hơn mệnh giá. Doanh nghiệp sẽ được hoàn trả mệnh giá thật của trái phiếu đó khi đến thời gian đáo hạn.
- Trái phiếu có lãi suất cố định: Đây là loại trái phiếu không thay đổi lãi suất mà được tính theo tỷ lệ phần trăm cố định, dựa trên mệnh giá của trái phiếu.
5.3. Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành trái phiếu
- Trái phiếu đảm bảo: là 1 trái phiếu được người phát hành lấy một loại tài sản có giá trị để làm vật đảm bảo cho trái phiếu đó khi phát hành. Nếu trường hợp, người phát hành trái phiếu không còn đủ sức để chi trả lãi cho các nhà đầu tư, thì sẽ bán tài sản đảm bảo để trả nợ của phần trái phiếu.
- Trái phiếu cầm cố: Đây là hình thức nhà phát hành cầm cố một tài sản cố định với mục đích đảm bảo thanh toán cho trái chủ. Tổng số tài sản cầm cố sẽ phải lớn hơn tổng số mệnh giá của các trái phiếu phát hành, đảm bảo quyền lợi cho người mua.
- Trái phiếu đảm bảo bằng việc sử dụng chứng khoán ký quỹ: Loại trái phiếu được đảm bảo bằng việc người phát hành trái phiếu sẽ đem ký quỹ số chứng khoán chuyển nhượng mà mình sở hữu để làm tài sản đảm bảo.
- Trái phiếu không đảm bảo: là loại trái phiếu không có tài sản đảm bảo, sự tin tưởng sẽ dựa vào uy tín của người phát hành.
5.4. Phân loại dựa vào tiêu chí hình thức trái phiếu
Hai hình thức:
- Trái phiếu ghi danh: là loại trái phiếu ghi tên người mua, sẽ ghi đặc điểm trái phiếu vào sổ sách của người phát hành.
- Trái phiếu vô danh: là loại trái phiếu không ghi tên người mua, trái chủ sẽ là người hưởng những quyền lợi từ trái phiếu vô danh.
5.5. Phân loại dựa vào tính chất của trái phiếu
- Trái phiếu có quyền mua cố phiếu: là trái phiếu cho phép trái chủ mua số lượng một cổ phiếu nhất định của công ty hoặc tổ chức.
- Trái phiếu có thể mua lại: cho phép người phát hành trái phiếu mua một phần hoặc toàn bộ trái phiếu trước khi đến hạn thanh toán.
- Trái phiếu chuyển đổi: Đây là loại trái phiếu của công ty cổ phần, người mua trái phiếu có quyền chuyển sang cổ phiếu với giá trị tương đương.
6. Cách chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán trên app MyVIB
Việc đầu tư chứng khoán sẽ giúp các nhà đầu tư có thêm nguồn thu nhập thụ động. Tuy nhiên, để đầu tư thành công cần có kiến thức, thời gian và kinh nghiệm nếu không sẽ rất dễ bị thất bại. Nếu các bạn đang muốn tìm một ứng dụng uy tín, thuận tiện trong việc chuyển tiền đến tài khoản chứng khoán thì app MyVIB sẽ là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.
Dưới đây là cách chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng vào tài khoản chứng khoản trên app MyVIB.
- Tải ứng dụng MyVIB tại chợ ứng dụng App Store/Google Play.
- Đăng nhập vào ứng dụng MyVIB, nếu bạn chưa có tài khoản MyVIB thì chỉ cần đăng ký ngay trên app trước khi sử dụng ứng dụng.
- Nhập/chọn các thông tin chuyển tiền, bao gồm: số tiền chuyển, công ty chứng khoán: HSC, VnDirect, KAFI, số tài khoản chứng khoản, tài khoản nguồn, nội dung chuyển tiền.
- Nhập mã PIN Smart OTP để thực hiện xác thực giao dịch và hoàn tất giao dịch chuyển tiền chứng khoán.
Bài viết đã tổng hợp kiến thức cơ bản về trái phiếu tích lũy và các loại trái phiếu khác nhau. Những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu phần nào về đầu tư trái phiếu. Nếu bạn có ý định đầu tư chứng khoán thì hãy sử dụng mobile banking MyVIB, ứng dụng sẽ giúp bạn làm điều đó.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)
Tải MyVIB
