Tài sản và tiêu sản là 2 khái niệm thường bị nhầm lẫn trong nền kinh tế. Vậy những thuật ngữ này được hiểu như thế nào? Tài sản hay tiêu sản đáng mua hơn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.
1.Tìm hiểu về tài sản và tiêu sản
Hai thuật ngữ ‘tài sản’ và ‘tiêu sản’ trở nên phổ biến sau khi được nhắc đến trong cuốn sách nổi tiếng ‘Cha giàu, cha nghèo’ của nhà văn Robert Kiyosaki. Vậy chúng có nghĩa là gì?
1.1. Tài sản là gì?
Tài sản là bất kỳ tài sản nào có giá trị kinh tế mà một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp sở hữu để sử dụng hoặc bán để thu được lợi nhuận. Các loại tài sản có thể bao gồm tiền mặt, tài sản cố định như nhà cửa, đất đai, máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông, nguyên vật liệu, hàng tồn kho và các tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền, phần mềm và dữ liệu.
Tài sản được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 bao gồm động sản và bất động sản. Ngoài ra, tài sản có thể bao gồm tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai của người sở hữu chúng.
1.2. Tiêu sản là gì?
Tiêu sản là những thứ mà tiền mua và sở hữu. Nhưng sau khi mua, chúng bắt đầu mất giá trị, và không chỉ vậy, nó còn lấy đi thu nhập của bạn. Nó có thể là những chi phí như tiền để bảo trì, bảo dưỡng, chăm sóc, sửa chữa... Tiêu sản cũng có thể tạo ra thu nhập, nhưng giá trị của nó thấp hơn nhiều so với chi phí đã bỏ ra ban đầu.
1.3. Ví dụ về tài sản và tiêu sản
Ví dụ về tài sản:
- Cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu... Dù giá trị ban đầu thấp nhưng giá trị tài sản tăng dần theo thời gian, mang lại lợi nhuận cho người sở hữu. Bạn cũng có thể nhận cổ tức theo số lượng cổ phiếu bạn nắm giữ.
- Bất động sản mua với giá thấp hơn được bán sau một thời gian tăng giá bất động sản để kiếm lợi nhuận.
Ví dụ về tiêu sản:
- Điện thoại di động: Sau khi mua và sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, điện thoại sẽ bị giảm giá trị. Điều này đồng nghĩa với việc giá trị bán ra sẽ thấp hơn so với giá mua vào. Ngoài ra, điện thoại còn có khả năng bị giảm giá trị khi các phiên bản mới được ra mắt.
- Ô tô cá nhân: Đây cũng là một ví dụ tương tự. Bên cạnh đó, khi sở hữu một chiếc ô tô, bạn cũng cần phải bỏ ra thêm những chi phí như bảo dưỡng định kỳ, chi phí vận hành…
2. Phân biệt tài sản và tiêu sản
Tài sản và tiêu sản là 2 thuật ngữ trong thị trường tài chính, đều để chỉ những thứ cần bỏ tiền ra để sở hữu. Tuy nhiên, tài sản và tiêu sản lại có những ý nghĩa cũng như đặc điểm hoàn toàn khác nhau.
Sự khác biệt rõ ràng nhất có thể kể đến là giá trị chúng mang lại cho người chủ sở hữu trong tương lai. Trong khi tài sản sẽ giúp người sở hữu nâng cao thu nhập vì giá trị của chúng sẽ tăng dần lên, thì tiêu sản lại giảm dần giá trị, đồng nghĩa với việc tiền của người sở hữu sẽ tiêu giảm dần trong tương lai.
Ví dụ như khi bạn mua một căn nhà, nếu bạn dùng căn nhà đó để kinh doanh như cho thuê, sinh ra lợi nhuận, thì căn nhà đó sẽ được coi là tài sản. Ngược lại, nếu căn nhà đó được sử dụng như một thứ đáp ứng nhu cầu sinh sống của bạn, thì nó sẽ trở thành tiêu sản bởi lúc này giá trị của căn nhà sẽ giảm dần theo thời gian.
3. Có nên mua tiêu sản hay không?
Nhà văn Robert Kiyosaki có viết một câu trong cuốn sách “Cha giàu, cha nghèo” của mình rằng: “Người giàu mua tài sản, người trung lưu mua tiêu sản mà họ nghĩ là tài sản, còn người nghèo chỉ toàn chi phí”.
Quan điểm của Robert Kiyosaki có nghĩa là:
- Người giàu sẽ mua những thứ có thể đem đến giá trị cao cũng như lợi nhuận trong tương lai cho họ, để giúp cho “tiền đẻ ra tiền”.
- Người thuộc tầng lớp trung lưu sẽ mua những những thứ họ nghĩ là tài sản như nhà, xe hơi… phục vụ mục đích riêng, nhưng thật ra tất cả những thứ đó đều là tiêu sản.
- Còn người nghèo, tầng lớp có thu nhập thấp, sẽ sử dụng thu nhập của họ họ để trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày và chẳng thể có những khoản dư để mua tài sản hay tiêu sản.
Xem Thêm: Nạp tiền điện thoại online nhanh, nhiều ưu đãi với MyVIB. Tại đây Những lưu ý khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng.Tại đây
Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội. Nếu như người giàu biết cách chi tiêu, sử dụng tiền của mình để mua tài sản, mang đến lợi nhuận thì giàu lại càng giàu. Ngược lại, người nghèo dùng tiền để chi trả cho sinh hoạt phí, chi phí hằng ngày, những thứ gọi là vô sản, và rồi vòng tuần hoàn tiếp tục lặp lại.
Như chúng ta thấy, tiêu sản là những thứ tốn tiền để sở hữu, nhưng lại chẳng hề mang đến giá trị gì trong tương lai, thậm chí nó còn khiến bạn tốn thêm các khoản phát sinh như chi phí bảo dưỡng, bảo hành định kỳ.
Tuy nhiên, không vì vậy mà chi tiêu cho tiêu sản là điều không cần thiết. Trong cuộc sống không thể chỉ có tài sản mà không có tiêu sản. Bởi vì:
- Tiêu sản là thứ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, sinh hoạt như vui chơi, giải trí, giáo dục hay những mối quan hệ xã hội. Việc mua tiêu sản là để đảm bảo mức sống cho con người.
- Chi tiêu cho tiêu sản còn thúc đẩy cải thiện đời sống tâm lý, tinh thần, từ đó tạo tiền đề cho đầu tư kinh doanh.
Tóm lại, việc mua tiêu sản là hoàn toàn cần thiết bởi không ai có thể loại bỏ tiêu sản ra khỏi đời sống con người. Tuy vậy, mỗi người đều cần xác định rõ mục tiêu, nhu cầu và những giá trị thực tế để đầu tư vào tài sản hay tiêu sản.
4. Gợi ý giúp bạn biến tiêu sản thành tài sản.
Nếu bạn đang sở hữu quá nhiều tiêu sản do quá trình chi tiêu không hợp lý thì đừng lo, sau đây sẽ là một số phương pháp bạn có thể tham khảo để biến tiêu sản thành tài sản:
- Nếu bạn mua một căn hộ để ở nhưng nó lại có diện tích quá lớn so với nhu cầu của bạn, bạn không thể sử dụng hết không gian gây ra tốn kém chi phí điện nước, dịch vụ… bạn có thể cho thuê lại những phần không gian không sử dụng để thu về một khoản tiền bù đắp cho số tiền bạn bỏ ra ban đầu.
- Bạn mua một chiếc váy rất đẹp nhưng đã mặc nhiều lần và không muốn mặc lại, tuy nhiên bạn cũng không muốn bỏ nó đi vì cảm thấy lãng phí. Lúc này, bạn có thể cho thuê hoặc bán chiếc váy với mức giá hợp lý, để chiếc váy trở thành một tài sản của bạn.
- Bạn mua một chiếc laptop để sử dụng cho nhu cầu cá nhân, bên cạnh đó cũng có thể tận dụng để làm việc, kinh doanh, đầu tư… để tạo ra thu nhập, biến laptop từ tiêu sản thành tài sản.
5. Quản lý tài chính hiệu quả với ứng dụng MyVIB
Để hạn chế tối đa việc sở hữu quá nhiều tiêu sản vì sự chi tiêu không hợp lý, mỗi người chúng ta cần có cho mình những kế hoạch quản lý tài chính hiệu quả.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để thực hiện được điều này. Một trong số đó có thể kể đến là sử dụng ứng dụng ngân hàng số của MyVIB.
MyVIB là ứng dụng được phát hành bởi ngân hàng Quốc Tế VIB có thể là một sự lựa chọn đáng được cân nhắc bởi sự uy tín, tiện lợi, có thể giao dịch mọi lúc mọi nơi cùng với những tiện ích độc quyền đến từ VIB chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời và đáng tin cậy.
Vừa rồi là những thông tin cụ thể về tài sản và tiêu sản, cũng như một số đề xuất để bạn có thể biến tiêu sản thành tài sản. Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về 2 thuật ngữ này, đồng thời có cho mình những chiến lược quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)