Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF4
1800 8180 Đăng nhập
Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF3
Trở về

Quy định về quản lý tài sản của pháp luật

03-10-2023 | 3.873 lượt xem

Quản lý tài sản được coi như một trách nhiệm của chủ sở hữu tài sản đó. Vậy các quy định pháp luật về quản lý tài sản là như thế nào? Mọi người hãy tìm hiểu qua bài viết “Quy định về quản lý tài sản của pháp luật”

Nội dung chính

    Quản lý tài sản là gìQuản lý tài sản là gì

    1. Quản lý tài sản là gì?

    Quản lý tài sản có tên tiếng anh là Asset management, thuật ngữ này được hiểu là việc giám sát của bất kỳ một hệ thống nào áp dụng cho các tài sản vô hình hoặc hữu hình. Xét ở góc độ pháp lý thì quản lý tài sản là việc trông coi và giữ gìn tài sản, nhằm bảo đảm cho tài sản nguyên vẹn, không bị hao hụt hoặc bị mất. 

    2. Quy định của pháp luật về quản lý tài sản tư

    2.1. Người được giám hộ

    Người được giám hộ là những người vẫn chưa đến tuổi trưởng thành, dưới 18 tuổi không còn cha mẹ, hay không thể xác định được cha mẹ là ai; người chưa thành niên vẫn còn có cha, mẹ tuy nhiên đã mất khả năng hoặc bị hạn chế hành vi dân sự; hoặc cha mẹ bị tòa ra quyết định hạn chế quyền với con cái; cha, mẹ không đủ điều kiện để chăm lo, chăm sóc con cái… các trường hợp trên cần yêu cầu người giám hộ.

    Những người thuộc các trường hợp kể trên sẽ không thể nhận thức, làm chủ và bảo quản tốt tài sản của bản thân, thì người giám hộ sẽ được quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản của người giám hộ sẽ được coi là việc quản lý tài sản của chính mình, để người sở hữu đã thành niên thì sẽ trả lại quyền sở hữu cho người đó.

    Nếu người giám hộ muốn bán, trao đổi thuê mướn tài sản đó thì các giao dịch đất cần có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ. Bên cạnh đó, người giám hộ không thể tặng tài sản của người được giám hộ cho người khác. Tất cả giao dịch đều được xuất phát từ lợi ích của người được giám hộ, các giao dịch của người giám hộ với người giám hộ liên quan đều không có hiệu lực nếu không vì lợi ích của người được giám hộ.

    2.2. Người vắng mặt tại nơi cư trú

    Nơi cư trú theo định nghĩa của pháp luật là nơi công dân được sinh sống tại một địa điểm thuộc phường, xã, quận huyện, hay thị trấn ở hình thức thường trú hoặc tạm trú. Trong trường hợp người đó vắng mặt tại nơi cư trú thì tòa án sẽ dựa trên quyền hoặc lợi ích liên quan đến tài sản của người sở hữu đang vắng mặt nơi cư trú để quản lý tài sản đó, dưới đây là một số phần lưu ý về tài sản:

    • Đối với tài sản mà người vắng mặt đã ủy quyền cho người được ủy quyền quản lý thì người đó vẫn sẽ tiếp tục quản lý tài sản đó.
    • Đối với tài sản chung thì người sở hữu còn lại sẽ tiếp tục quản lý tài sản đó.
    • Đối với tài sản của vợ hoặc chồng đang quản lý thì nếu người kia vắng người còn lại sẽ tiếp tục quản lý. Nếu vợ hoặc chồng chết, mất hành vi dân sự thì người thân trong gia đình như người con đã thành niên, cha mẹ của người mất hoặc mất hành vi dân sự sẽ tiếp quản tài sản đấy.

    Trong trường hợp mà không có những đối tượng trên, tòa án sẽ giao quyền cho một trong những số người thân còn lại để quản lý tài sản. Còn trong trường hợp đương sự không còn người thân thì lúc đó tòa án sẽ chỉ định một người khác để quản lý tài sản. Và trường hợp này sẽ tương tự như trường hợp của người được giám hộ, và dưới đây là một số quyền và nghĩa vụ cụ thể của người giám hộ:

    • Thứ nhất, xét về nghĩa vụ thì người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú, thì người quản lý phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài sản, không bị hao hụt hoặc làm mất, người quản lý cũng không có quyền bán hay cho thuê, tuy nhiên có thể bán được những tài sản như hoa màu, sản phẩm dễ bị hư hỏng. Người quản lý thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ khi đến hạn, bàn giao lại tài sản cho người vắng mặt khi họ đã quay trở lại và cần thông báo lại với tòa. 
    • Thứ hai, về quyền thì người quản lý tài sản cho người vắng mặt nơi cư trú sẽ có quyền quản lý tài sản, và nếu có những khoản nợ thì người quản lý sẽ có quyền trích một phần tài sản đó để thực hiện các nghĩa vụ cần thiết trong việc quản lý. 
    Xem Thêm: 
    Ngân hàng số là gì? Top ngân hàng số uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam. Tại đây. 
    Thanh toán tiền điện ở đâu? 10 hình thức thanh toán tiền điện hiện nay bạn nên biết. Tại đây. 

    2.3. Người bị tuyên bố mất tích

    Người sở hữu tài sản bị tòa án tuyên bố mất tích từ 2 năm trở lên, đã áp dụng hết tất cả các biện pháp tìm kiếm, thông báo mà vẫn không tìm thấy người thì theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, khi không có tin tức về việc người mất tích còn sống hay đã chết thì tòa án sẽ tuyên bố người đó bị mất tích. 

    Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú sẽ có quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người đó như trên, trong khoảng thời gian người đó bị tòa tuyên án là mất tích.

    Quản lý tài sản là gì?Quản lý tài sản là gì?

    3. Quy định của pháp luật về quản lý tài sản công

    Tài sản công là tài sản thuộc quyền sở hữu của toàn người dân, do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm quản lý tài sản đó: tài sản công sẽ được sử dụng cho các hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công cộng cho người dân sử dụng, đảm bảo an ninh, quốc phòng; tài sản công được xác lập quyền sở hữu toàn dân, tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách của quốc gia…

    Pháp luật về việc quản lý tài sản công sẽ điều chỉnh ở 7 trường hợp: tài sản công tại cơ quan, các đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho nhân dân; tài sản công tại các tổ chức xã hội; tài sản công cho đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân; tài sản công của các cơ quan dự trữ và tài sản công doanh nghiệp. Với mỗi loại tài sản công sẽ có những quyền và nghĩa vụ riêng biệt. Mọi tài sản công đều phải được Nhà nước giao cho quyền quản lý, quyền sử dụng cho các đơn vị, tổ chức cơ quan theo luật quản lý sử dụng tài sản công 2017.

    4. Quản lý tài chính cá nhân với ứng dụng MyVIB

    Nếu bạn chưa có nhiều kiến thức về việc quản lý tài chính cá nhân, ứng dụng của MyVIB sẽ giúp bạn giải quyết được các vấn đề này. Ứng dụng có những thiết kế, phần mềm dễ dàng theo dõi quá trình chi tiêu, đặt ngân sách hàng tháng của bạn tích hợp trên tất cả một cái ứng dụng. 

    Quản lý tài chính bằng MyVIB 2.0Quản lý tài chính bằng MyVIB


    MyVIB là một ứng dụng ngân hàng VIB đã tiên phong sử dụng AR vào việc hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài chính cá nhân với trải nghiệm hoàn toàn khác biệt. Bạn có thể biết được chi tiêu hàng tháng của mình bằng cách vào xem lịch sử giao dịch, bên cạnh đó bạn có thể gửi tiết kiệm hoặc thực hiện thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại với ưu đãi hấp dẫn. Còn chần chừ gì nữa mà không tải app MyVIB ngay thôi nào.

    Kết luận

    Quản lý tài sản cá nhân là một việc làm vô cùng thông minh, sẽ giúp các bạn có những kế hoạch trong tương lai của mình. Hoặc nếu bạn quản lý tài sản cho người khác, việc giữ gìn và bảo vệ chúng là trách nhiệm của bạn phải thực hiện. Để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả và thông minh, hãy sử dụng ứng dụng ngân hàng di động MyVIB nhé.
     

     
    Lưu ý

    Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

    Z7_IQGAHH8019VT3064ALUCHS0A80

    Tải MyVIB

    Quét mã QR để tải ứng dụng
    Tải app ngay Tải app ngay
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SN2
    Z7_514612K01PUUA061MUVCB82UD5
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F12G7