Khi nhắc đến nhà kinh doanh thành công và còn là bậc thầy quản lý tài chính cá nhân đại tài thì không thể không kể đến Bill Gates, Warren Buffett,... Vậy bí quyết của những nhà doanh nhân này là gì, bạn hãy tham khảo ngay bài viết này.
Tương tự như doanh nghiệp thì mỗi cá nhân cũng cần quản lý tài chính cho mình từ nguồn thu chi, tiết kiệm, đầu tư,... Nếu như bạn không có khả năng quản lý thì rất dễ rơi vào cảnh gặp rủi ro trong sinh hoạt thường ngày. Vì vậy bạn hãy tham khảo những phương pháp và nguyên tắc sau đây để giúp mình quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhé!
1. Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính cá nhân được hiểu là việc bạn tận dụng tối đa tài sản của mình. Sau đó là bạn dùng chúng để cho các nhu cầu cần thiết và lập kế hoạch cho tương lai.
Hiểu theo một cách đơn giản, quản lý tài chính nghĩa là bạn sẽ xem cách bạn chi tiêu và tiết kiệm đã hợp lý với tài chính của mình hay chưa.
Nếu như biết phương pháp quản lý tài chính, bạn sẽ biết được cách sử dụng đồng tiền sao cho hiệu quả nhất. Nó sẽ giúp bạn có cuộc sống thoải mái hơn lại tránh gặp khó khăn trong những lúc có rủi ro xảy ra.
2. Tại sao bạn lại cần một kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp?
Quản lý tài chính cá nhân và lập kế hoạch từ trước sẽ giúp bạn tận dụng được tối đa nguồn thu nhập của mình. Ngoài ra bạn cũng sẽ biết được nên chi những loại chi phí nào và nên tiết kiệm khoản nào.
Trong bất kỳ trường hợp nào nếu như có sẵn một số tiền tiết kiệm sẽ giúp bạn trở nên chủ động hơn. Đặc biệt là vào những lúc khó khăn bất ngờ như thiên tai, rủi ro hay bệnh tật. Nhờ vậy bạn sẽ có thêm tài chính để đầu tư hoặc trang trải cuộc sống.
Không chỉ vậy, lập kế hoạch đầu tư sẽ giúp vốn của bạn tăng thêm theo thời gian và bạn luôn cảm thấy an tâm hơn cho tài chính.
3. Phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng ngay hôm nay
Sau đây là Top 2 phương pháp mà bạn có thể tham khảo để giúp mình quản lý tài chính hiệu quả hơn:
3.1 Phương pháp 50/30/20
Đây được xem là một trong những phương pháp giúp bạn quản lý dòng tiền cơ bản nhất nhưng rất hiệu quả. Theo đó, bạn chỉ cần chia khoản thu nhập của mình thành 3 khoản:
- Dành 50% thu nhập dành cho các chi phí sinh hoạt cần thiết như đi lại, nhà ở, thực phẩm.
- 30% cho các chi phí linh hoạt, tùy vào nhu cầu của mình mà bạn có thể cắt giảm chúng khi cần.
- 20% còn lại bạn sẽ dùng cho mục tiêu trả nợ hay tiết kiệm.
Ưu điểm của phương pháp quản lý tài chính cá nhân này là dễ hiểu, dễ vận dụng và có thể sử dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên nó yêu cầu tính kỷ luật rất cao, bạn cần phải áp dụng kiên trì để đạt hiệu quả cao.
3.2 Phương pháp 6 chiếc lọ
Khi sử dụng cách này, bạn sẽ chia thu nhập của mình thành nhiều khoản chi tiết như:
- Lọ 1: 55% thu nhập dành cho chi tiêu thiết yếu và phục vụ cho các sinh hoạt hàng ngày.
- Lọ 2: 10% cho tiết kiệm dài hạn để phục vụ cho các mục tiêu dài hạn như mua nhà, kinh doanh,...
- Lọ 3: 10% cho quỹ giáo dục, bạn có thể tham gia vào các khóa học để trau dồi thêm kiến thức chuyên môn.
- Lọ 4: 10% cho hưởng thụ để bạn tự thưởng cho bản thân sau những nỗ lực tiết kiệm và kiếm tiền.
- Lọ 5: 5% dành cho quỹ từ thiện, giúp đỡ bạn bè, người thân hay cho quỹ vì cộng đồng.
4. Năm nguyên tắc giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn
Ngoài 2 phương pháp trên, thực hiện theo 5 nguyên tắc sau là điều cần thiết để bạn quản lý tài chính của mình thật hiệu quả.
4.1 Xây dựng thói quen ghi chép chi tiêu
Khi theo dõi tình hình thu chi của bản thân, bạn sẽ thấy được một bức tranh tổng quát để xác định được mức thu hiện tại và mức chi tối thiểu.
Bạn nên tập thói quen ghi chép chi tiêu chi tiết từ tiền chợ, học phí, mua sắm quần áo,... Sau đó là bạn phân chia chúng thành 2 loại cơ bản là có thể cắt giảm và không thể cắt giảm.
Chẳng hạn như học phí chiếm phần lớn chi tiêu gia đình nhưng bạn sẽ không thể cắt giảm. Thay vào đó, bạn có thể cắt giảm các khoản phí như xem phim, mua quần áo, cà phê,...
4.2 Có kế hoạch tài chính rõ ràng
Lập kế hoạch tài chính là điều cần thiết trong việc quản lý tài chính cá nhân để bạn đạt được mục tiêu. Theo đó, bạn nên lập kế hoạch có nhiều bước và mốc quan trọng.
Mục tiêu tài chính có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn nhưng phải thật rõ ràng và có lộ trình tiết kiệm đúng đắn.
Ví dụ như bạn cần tiết kiệm tiền trong 1 năm tới để cùng gia đình mình đi du lịch. Số tiền cần tiết kiệm là 12 triệu nên lộ trình mỗi tháng bạn cần để dành tối thiểu 1 triệu.
4.3 Luôn tiết kiệm 10-15% thu nhập mỗi tháng
Nếu bạn vừa bắt đầu tiết kiệm, hãy dành ra 10 - 15 % thu nhập mỗi tháng để tiết kiệm. Nếu như bạn có thu nhập 10 triệu mỗi tháng thì có thể dành ra 1 - 1,5 triệu để tiết kiệm.
Khi đã thích ứng được việc này, bạn có thể tăng khoản tiết kiệm lên 20%, 30% hay thậm chí là 50%.
4.4 Không bị phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất
Việc chỉ dựa vào một nguồn thu nhập có thể khiến bạn gặp nhiều rủi ro. Nếu chẳng may có sự cố xảy ra sẽ khiến cho nguồn thu nhập chính của bạn không còn nữa.
Vì vậy mà bạn cần phải tìm một số công việc làm thêm vào những giờ rảnh rỗi để làm quỹ dự phòng và quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn. Bạn có thể làm các công việc như quản lý Fanpage, viết nội dung thuê, kinh doanh nhỏ,...
4.5 Trả hết các khoản nợ xấu
Nợ là một trở ngại lớn khiến bạn khó thực hiện được mục tiêu tài chính của mình nên hãy ưu tiên loại bỏ nó.
Bạn hãy cố gắng trả hết nợ ở hiện tại và hãy tránh việc mượn nợ sau này. Đồng thời, bạn hãy thắt chặt chi tiêu, không mua những món đồ không cần thiết để tránh thoát khỏi nợ nần nhanh chóng nhé!
5. MyVIB ứng dụng quản lý tài chính cá nhân dành riêng cho bạn
Nếu như bạn không rành về cách quản lý tài chính thì hãy sử dụng ngay ứng dụng mobile banking của VIB. Ứng dụng này sẽ bạn dễ dàng theo dõi, đặt ngân sách hay ghi nhận lại tất cả chi tiêu chỉ trên một chiếc điện thoại.
MyVIB là app ngân hàng đi đầu trong áp dụng AR vào việc hỗ trợ việc hỗ trợ khách hàng, giúp bạn rất nhiều trong việc quản lý tài chính của mình. Ngoài ra, bạn có thể tiết kiệm, chi tiêu, mua sắm hay thanh toán dịch vụ từ ứng dụng này.
Theo đó, để sử dụng ứng dụng ngân hàng MyVIB bạn không cần đến tận ngân hàng mà hoàn toàn có thể mở tài khoản ngân hàng online. Chỉ cần vài phút thực hiện và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho ngân hàng VIB là bạn đã có thể sử dụng ứng dụng này.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)