Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF4
1800 8180 Đăng nhập
Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF3
Trở về

Học cách quản lý chi tiêu của người Nhật giúp bạn giảm tới 40% chi phí hằng tháng

21-10-2022 | 4.220 lượt xem

Có nhiều cách thức để thu nhập trong tháng của bạn được phân bổ hợp lý và đảm bảo cuộc sống ấm no. Một trong số đó là phương pháp quản lý chi tiêu Kakeibo của người Nhật đang được mọi người áp dụng rộng rãi. 

Học cách quản lý chi tiêu hiệu quả như người Nhật

Học cách quản lý chi tiêu hiệu quả như người Nhật

Làm thế nào để có thể cân bằng các khoản thu chi trong gia đình và tiết kiệm hiệu quả là vấn đề khiến nhiều người trăn trở. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn phương pháp quản lý chi tiêu Kakeibo của người Nhật để giúp bạn tối ưu chi phí. 

Nội dung chính

    1. Nguồn gốc của phương pháp quản lý chi tiêu của người Nhật - Kakeibo

    Phương pháp quản lý chi tiêu Kakeibo được nhà báo Hani Motokon người Nhật sáng tạo vào năm 1904. Trong tiếng Nhật, Kakeibo nghĩa là quyển sổ gia đình. Ý nghĩa của việc tạo ra phương pháp này là giúp cho phụ nữ biết cách chi tiêu hợp lý, trang trải cho cuộc sống và cân bằng tài chính của gia đình. 

    Kể từ khi ra đời đến nay, Kakeibo nhận được sự đón nhận nhiệt tình từ người dân Nhật Bản và nhiều nơi trên thế giới. Phương pháp quản lý chi tiêu này đang được áp dụng rộng rãi giúp cho mỗi cá nhân, gia đình có thể tiết kiệm lên tới 40% thu nhập. 

    Để sử dụng phương pháp Kakeibo vào trong quản lý chi tiêu bạn cần trả lời được 4 câu hỏi: Bạn có bao nhiêu tiền? Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền? Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền? Bạn sẽ làm gì để cải thiện? Đây chính là những câu hỏi nhằm khai thác tài chính cá nhân của bạn hiện tại như thế nào, mục tiêu tiết kiệm ra sao để từ đó đưa ra giải pháp cải thiện phù hợp nhất. Việc mở sổ Kakeibo nên được bắt đầu thực hiện từ đầu tháng và tổng kết vào cuối tháng để có kết quả chính xác nhất. 

    Cách thức thực hiện phương pháp Kakeibo rất đơn giản. Bạn chỉ cần sử dụng một quyển sổ để ghi chép các khoản thu chi của mình và trả lời chính xác 4 câu hỏi đã được nêu ở trên. Nếu bạn liệt kê các khoản này càng chi tiết thì việc quản lý càng dễ dàng. 

    Chính nhờ vào cách sử dụng đơn giản nên ai cũng có thể áp dụng phương pháp quản lý chi tiêu Kakeibo. Việc sử dụng sổ Kakeibo chắc chắn sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. 

    Phương pháp quản lý chi tiêu Kakeibo được nhiều người lựa chọn

    Phương pháp quản lý chi tiêu Kakeibo được nhiều người lựa chọn

    2. Học cách quản lý chi tiêu của người Nhật từ những thói quen hằng ngày

    2.1 Xác định rõ khoản chi phí hằng tháng hiện tại: gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi

    Để quản lý chi tiêu hiệu quả đầu tiên bạn cần phải xác định rõ các khoản chi phí hàng tháng. Một bản kế hoạch chi tiêu cụ thể cho các khoản chi phí cố định, chi phí biến đổi là điều rất cần thiết. Bạn nên ghi chép lại những khoản chi tiêu hàng ngày để mỗi khi nhìn vào đó bạn có thể biết tiền của mình đã được sử dụng như thế nào.

    Thông thường các khoản cố định bao gồm tiền nhà, tiền Internet, tiền điện nước, dịch vụ vệ sinh,... Đây là những chi phí không thay đổi mà tháng nào bạn cũng sẽ phải bỏ ra số tiền tương đương nhau để thanh toán. Do đó, rất khó để điều chỉnh các khoản chi phí này. Còn tiền ăn uống, mua sắm,... được xếp vào nhóm chi phí biến đổi, có thể linh hoạt thay đổi hơn chi phí cố định. Bạn nên phân bổ số tiền cho hai nhóm chi phí này một cách chi tiết, rõ ràng để có thể tiết kiệm chi tiêu hằng tháng.

    2.2 Xác định các sản phẩm/dịch vụ gây hao hụt chi phí

    Bên cạnh những khoản chi phí cần thiết thì kế hoạch hằng tháng của bạn cũng bị tác động bởi các sản phẩm, dịch vụ gây hao hụt chi phí. Đó có thể là các khoản chi liên quan đến sở thích, giải trí trong tháng của bạn. Do đó, bạn nên xem xét đến tính hữu dụng của sản phẩm, dịch vụ trước khi xuống tiền. Nếu như bạn mua một chiếc áo chỉ vì nó đang giảm giá sâu nhưng chưa biết mặc vào dịp nào thì có lẽ bạn nên suy nghĩ lại. Mua sắm có mục đích mới là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí.

    2.3 Đặt mục tiêu tiết kiệm rõ ràng

    Cũng giống như các công việc khác, tiết kiệm cần có mục tiêu rõ ràng. Việc này giúp bạn có động lực và biết cách quản lý chi tiêu chặt chẽ hơn. Mục tiêu của việc tiết kiệm thường rất đa dạng. Có người tiết kiệm để đi du lịch, mua nhà, mua xe nhưng cũng có người đang chuẩn bị cho cuộc sống khi về già. Tuy nhiên, để biết được mục đích của việc tiết kiệm là gì thì bạn cần trả lời ba câu hỏi: Tiết kiệm để làm gì? Cần tiết kiệm bao nhiêu tiền? Thời gian để tiết kiệm là bao lâu? Một khi trả lời được đầy đủ những câu hỏi này bạn sẽ có thể hiện thực hóa được kỳ vọng của mình trong tương lai. 

    Tiết kiệm có mục tiêu giúp bạn dễ dàng hiện thực hóa các dự định trong tương lai

    Tiết kiệm có mục tiêu giúp bạn dễ dàng hiện thực hóa các dự định trong tương lai

    3. Cách quản lý chi tiêu của người Nhật khi sống một mình

    Khi sống một mình, nếu như không quản lý chi tiêu một cách khoa học thì rất tốn kém. 

    3.1 Tìm hiểu và thuê nhà giá rẻ

    Tiền thuê nhà là một trong những khoản chi phí lớn nhất trong tháng của bạn. Người Nhật thường phân bổ khoảng 30% thu nhập hàng tháng để thuê nhà. Giả sử thu nhập của bạn là 20 triệu đồng/tháng thì bạn chỉ nên thuê nhà có giá từ khoảng từ 5 đến 6 triệu đồng/tháng. Bởi vì bên cạnh chi phí thuê cố định hàng tháng thì bạn còn phải chi trả thêm các phí dịch vụ. Nếu tối ưu được tiền thuê nhà rơi vào khoảng 30% thì tổng chi phí cố định trong tháng sẽ được đảm bảo trong khoảng 50% thu nhập của bạn.  

    Trong trường hợp chi phí thuê nhà ở các thành phố lớn vượt quá khả năng chi trả của bạn thì bạn nên tìm thêm người ở cùng để có thể phần nào san sẻ gánh nặng tài chính. Từ đó, bạn có thể tiết kiệm chi tiêu hàng tháng tốt hơn.

    3.2 Thanh toán không dùng tiền mặt

    Việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên quá phổ biến trong đời sống hiện nay. Giờ đây, bạn có thể thanh toán hóa đơn tiền điện, nước và các loại hóa đơn khác ngay trên điện thoại của mình nhờ vào các ứng dụng ngân hàng di động. Việc áp dụng khoa học công nghệ vào trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn. Các khoản thu chi của bạn được tập hợp trên một tài khoản nên bạn hoàn toàn có thể thống kê tình hình tài chính của mình qua từng giai đoạn cụ thể. Nhờ vậy mà bạn phân chia thu nhập và quản lý tiết kiệm hiệu quả.

    3.3 Tiết kiệm trước

    Cách thức tiết kiệm được sử dụng nhiều nhất hiện nay là trích trước một khoản thu nhập trong tháng để giữ lại. Bạn nên mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng theo hình thức tích lũy để có thể cộng dồn số tiền gốc hàng tháng. Khi đó, bạn sẽ chỉ chi tiêu trong phần tiền còn lại mà không lo lắng rằng tháng này mình lại tiêu quá tay. 

    4. Cách quản lý chi tiêu của người Nhật thông qua tiết kiệm chi phí ăn uống

    Trên thực tế, chi phí cho việc ăn uống là khoản chi mà bạn có thể linh động để phù hợp với thu nhập. 

    4.1 Tự nấu ăn tại nhà

    Tự nấu ăn tại nhà là cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí ăn uống hàng tháng của bạn. Công việc nấu ăn thực tế không tốn nhiều thời gian như bạn vẫn nghĩ. Chỉ mất khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng là bạn đã có thể nấu được một bữa cơm đơn giản với chi phí hợp lý. 

    Nấu ăn tại nhà vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí

    Nấu ăn tại nhà vừa an toàn vừa tiết kiệm chi phí

    4.2 Chi tiền thông minh

    Muốn nấu ăn tại nhà bạn cũng cần lưu ý những vấn đề khi lựa chọn thực phẩm để có được thức ăn an toàn với mức giá hợp lý. Hiện nay, thực phẩm thiết yếu đều được bày bán ở siêu thị, chợ hay cửa hàng tiện lợi với đa dạng các mặt hàng. Vì thế bạn cần cân nhắc và mua những sản phẩm thực sự cần thiết. Không nên chỉ vì giảm giá mà mua những sản phẩm sắp hết hạn để rồi không sử dụng đến và vứt đi một cách lãng phí. Bạn nên lựa chọn cho mình được địa điểm mua sắm quen thuộc, nơi bạn biết rõ về chất lượng hàng hóa, giá cả để chi tiêu thông minh.

    Bên cạnh đó, bạn có thể tận dụng không gian nhà mình để trồng các loại rau ở trong các hộp xốp. Chăm sóc cây cối vừa giúp bạn giải tỏa stress sau những giờ làm việc mệt mỏi vừa cung cấp nguồn thực phẩm sạch tươi ngon cho gia đình. 

    5. Cách tiết kiệm các hóa đơn sinh hoạt

    Chi phí điện, nước là khoản không thể thiếu trong đời sống thường ngày. Tuy nhiên bạn nên sử dụng điện, nước một cách hợp lý để tiết kiệm.

    5.1 Tiết kiệm điện

    Việc tiết kiệm điện không chỉ làm giảm chi phí mà còn giúp bảo vệ môi trường. Bạn nên tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên vào ban ngày thay vì sử dụng đèn. Bên cạnh đó, việc thay thế bóng đèn LED tiết kiệm điện thay thế cho bóng đèn thông thường cũng cần thực hiện. Ngoài ra, bạn nên tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng để tránh lãng phí. 

    5.2 Tiết kiệm nước

    Lãng phí nước là lãng phí tài nguyên quý giá. Do đó, bạn nên sử dụng nước hợp lý, tránh xả nước tràn lan. Một số mẹo mà bạn có thể áp dụng để tiết kiệm nước là hạn chế rửa đồ dưới vòi nước trực tiếp, tái sử dụng nước sạch để tưới tiêu, trồng những loại cây giữ nước tốt,... Thử áp dụng những cách này vào trong đời sống sẽ giúp cho hóa đơn tiền nước của bạn giảm xuống đáng kể. 

    Không nên lãng phí nước để bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí

    Không nên lãng phí nước để bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí

    6. Quản lý chi tiêu của người Nhật trong việc mua sắm nhu yếu phẩm hằng ngày

    Mặc dù đã cắt giảm chi phí thuê nhà, chi phí điện nước, chi phí ăn uống nhưng bạn vẫn mua sắm vô tội vạ thì sẽ khó mà tiết kiệm hiệu quả. 

    6.1 Liệt kê những sản phẩm cần mua

    Các món đồ trên kệ hàng hóa luôn có một sức hấp dẫn kỳ lạ, bạn sẵn sàng mua chúng đôi khi chẳng vì lý do gì. Do đó, trước khi đi mua sắm bạn nên liệt kê ra những sản phẩm cần mua. Việc mua những sản phẩm thiết yếu không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn để không gian sống được thoáng đãng thay vì trở nên bí bách do những món đồ chưa biết bao giờ cần đến gây ra.

    6.2 Bán các sản phẩm không cần thiết qua các ứng dụng chợ trời

    Hoạt động mua bán hàng hóa hiện nay không chỉ dừng lại ở một người bán và một người mua. Bạn có thể bán lại những món đồ mình không còn sử dụng cho người cần nó bằng cách đăng bài lên mạng xã hội, hội nhóm,... Nhờ vậy mà bạn giải phóng được diện tích trong nhà còn sản phẩm lại được sử dụng vào đúng chức năng của nó. 

    7. Lời khuyên cho bạn

    Có thể thấy rằng việc quản lý chi tiêu không hề khó như nhiều người vẫn nghĩ. Vấn đề nằm ở chỗ bạn cần xây dựng cho mình một kế hoạch chi tiêu phù hợp. Nếu như bạn chưa tự tin về khả năng quản lý tài chính của mình thì có thể nhờ sự trợ giúp của các ứng dụng ngân hàng số như MyVIB từ ngân hàng VIB. 

    Ứng dụng ngân hàng số MyVIB 2.0 giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

    Ứng dụng ngân hàng số MyVIB giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn

    Sử dụng ứng dụng MyVIB giúp bạn quản lý chi tiêu thông minh dễ dàng. Các khoản thanh toán được thao tác nhanh chóng trên điện thoại giúp bạn chủ động và tiết kiệm chi phí. Hoạt động thu chi được theo dõi trong cùng một ứng dụng nên bạn nắm được chi tiết các danh mục đang được phân bổ như thế nào. Từ đó, bạn đưa ra phương án điều chỉnh phù hợp với thu nhập hiện có của mình. 

    Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mở tài khoản tiết kiệm Online trên ứng dụng Mobile Banking MyVIB và chuyển tiền vào tài khoản hàng tháng. Nhờ đó, khoản tiết kiệm được đảm bảo an toàn và nhận được lãi suất hấp dẫn từ ngân hàng. Nếu bạn tất toán sau một năm thì số tiền gốc và số tiền lãi mà bạn nhận được là không hề nhỏ. 

    Từ những điểm mạnh kể trên, banking app MyVIB xứng đáng là trợ lý tài chính cá nhân đắc lực giúp bạn quản lý chi tiêu và thực hiện các mục tiêu tài chính. 

    Quả thật phương pháp quản lý chi tiêu của người Nhật rất khoa học và hiệu quả. Bạn có thể kết hợp phương pháp Kakeibo với các ứng dụng ngân hàng số như MyVIB để hoạt động quản lý tài chính cá nhân được tiện lợi và độ chính xác cao.

     
    Lưu ý

    Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

    Z7_IQGAHH8019VT3064ALUCHS0A80

    Tải MyVIB

    Quét mã QR để tải ứng dụng
    Tải app ngay Tải app ngay
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SN2
    Z7_514612K01PUUA061MUVCB82UD5
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F12G7