Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF4
1800 8180 Đăng nhập
Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF3
Trở về

Nhận tiền chuyển nhầm thì phải làm gì? Lưu ý để tránh chiêu trò lừa đảo mới hiện nay

17-02-2023 | 37.166 lượt xem

Xử lý như thế nào khi nhận tiền chuyển nhầm vào tài khoản để bảo vệ bản thân? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang băn khoăn trước thông tin nhiều người bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức chuyển tiền nhầm vào tài khoản.

Nhận tiền chuyển nhầm có nên rút ra và sử dụng

Nhận tiền chuyển nhầm có nên rút ra và sử dụng?

Nội dung chính

    1. Nhận tiền chuyển nhầm rồi rút và sử dụng có bị phạm tội?

    Nhiều người khi nhận được tiền chuyển nhầm vào tài khoản, dù đã biết là tiền chuyển nhầm nhưng vẫn cố ý không hoàn trả và rút ra để sử dụng. Về vấn đề này,  Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    • Khoản 1, điều 105: quy định tiền chính là tài sản, bên cạnh vật, giấy tờ có giá và quyền tài sản
    • Khoản 1, điều 165: quy định các trường hợp mà việc chiếm hữu tiền (chiếm hữu tài sản) được xem là có căn cứ pháp luật. Đối chiếu với các trường hợp này thì người nhận tiền do chuyển khoản nhầm là việc chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật.
    • Điều 579 đến 583: quy định rõ về nghĩa vụ hoàn trả tài sản không có căn cứ pháp luật. Theo đó, khi nhận được khoản tiền do người khác chuyển nhầm vào tài khoản thì người nhận có nghĩa vụ hoàn trả toàn bộ tài sản thu được. Nếu không xác định được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì cần phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điều 236 của Bộ luật này.
    • Đồng thời, Khoản 1, điều 166 cũng quy định rõ người chuyển tiền nhầm có quyền đòi lại tài sản

    Như vậy, Trường hợp người nhận tiền chuyển nhầm cố tình không hoàn trả lại tiền, vẫn rút ra và sử dụng thì đó là hành vi trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định, cụ thể như sau:

    • Điều 15 (điểm đ khoản 2) Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Nếu có hành vi sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Điểm b khoản 4 Điều này cũng quy định người chiếm giữ buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi này.
    • Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 đã được sửa đổi và bổ sung vào năm 2017 liên quan đến tội chiếm giữ trái phép tài sản. Nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép nằm trong khoảng từ 10 triệu  đồng đến dưới 200 triệu đồng, người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ trong tối đa 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Nếu chiếm giữ tài sản từ 200 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, nếu bạn sử dụng số tiền chuyển nhầm dưới 10 triệu đồng thì có thể bị xử phạt hành chính từ 3-5 triệu đồng. Nếu sử dụng số tiền lớn hơn 10 triệu đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "chiếm giữ trái phép tài sản".

    2. Nhận tiền chuyển nhầm: Hình thức lừa đảo mới cần cảnh giác

    Hình thức lừa đảo mới cần cảnh giác khi nhận tiền chuyển nhầm\

    Hình thức lừa đảo mới cần cảnh giác khi nhận tiền chuyển nhầm

    Nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng quy định này và sự thiếu hiểu biết của cộng đồng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với thủ đoạn rất tinh vi. Một số kịch bản thường được sử dụng để dẫn dắt nạn nhân rơi vào bẫy như sau:

    Với kịch bản cho vay nặng lãi, đối tượng xấu cố ý chuyển nhầm tiền vào tài khoản của bạn với lời nhắn tương tự cho mượn tiền hoặc giải ngân khoản vay... Khi nạn nhân nhận được số tiền, đối tượng sẽ giả danh người thu hồi nợ, dọa nạt và yêu cầu bạn trả lại số tiền đã nhận cùng với khoản lãi cắt cổ.

    Ở một kịch bản khác, đối tượng chiếm đoạt tài sản của người bị hại thông qua đường link giả. Bằng cách chuyển tiền cho người bị hại, sau đó liên hệ xin nhận lại khoản tiền, tuy nhiên sẽ thông báo rằng mình đang ở nước ngoài, để trả lại số tiền trên thì người nhận tiền chuyển nhầm phải sử dụng dịch vụ chuyển tiền quốc tế qua một đường link. Sau khi điền xong thông tin, toàn bộ số tiền trong tài khoản của người nhận sẽ bị chiếm đoạt.

    Có thể thấy, kịch bản lừa đảo chuyển tiền nhầm tài khoản ngân hàng rất đa dạng, ngày càng tinh vi, đánh vào lòng tốt và sự nhẹ dạ, cả tin của nạn nhân. Nếu chưa từng biết đến thông tin về các hình thức lừa đảo này, nhiều người sẽ khó tránh khỏi bị mắc bẫy.

    Xem thêm: 
    Cách nạp 4G tốc độ cao với nhiều ưu đãi hấp dẫn trên ứng dụng Mobile Banking MyVIB. Tại đây 
    Hướng dẫn làm thẻ ngân hàng online chỉ trong 5 phút. Tại đây

    3. Để tránh bị mắc bẫy lừa đảo, bạn nên làm gì khi nhận tiền chuyển nhầm vào tài khoản?

    Hãy luôn xác minh giao dịch nhận tiền bất thường trong tài khoản của bạn

    Hãy luôn xác minh giao dịch nhận tiền bất thường trong tài khoản của bạn

    Khi bạn nhận được bất cứ khoản tiền lạ nào vào tài khoản, hãy chắc chắn rằng bạn biết chính xác người gửi và nguồn gốc của số tiền đó. Nếu không biết, hãy liên hệ với người gửi để xác nhận. Nếu người gửi là một người hoàn toàn xa lạ với bạn thì đó có khả năng đó là một khoản tiền chuyển nhầm.

    Nếu bạn nhận được tiền chuyển khoản nhầm, hãy giữ số tiền đó và lưu ý không sử dụng cho mục đích cá nhân. Tuy nhiên cũng không nên vội vàng chuyển trả lại cho người liên hệ với bạn xin nhận lại tiền khi chưa xác minh.

    Nếu số tiền chuyển nhầm là một số tiền nhỏ, bạn có thể đến trực tiếp ngân hàng hoặc sử dụng ứng dụng mobile banking của ngân hàng để kiểm tra sao kê tài khoản để xác minh số tiền. Lưu ý, bạn chỉ chuyển trả lại vào đúng tài khoản đã chuyển nhầm tiền, không chuyển đến bất kỳ tài khoản nào khác được yêu cầu.

    Tuy nhiên, nếu số tiền chuyển nhầm lớn, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với ngân hàng, sắp xếp thời gian đến trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng hoặc liên hệ với cơ quan công an để được hỗ trợ giải quyết. Họ sẽ giúp bạn xác nhận nguồn gốc của số tiền và hướng dẫn bạn cách xử lý.

    Nếu bạn nhận được bất kỳ cuộc gọi nào từ ngân hàng, hãy kiểm tra xem đó có phải là số điện thoại chính thức của ngân hàng hay không. Để chắc chắn, bạn nên đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để giải quyết.Nếu bạn nhận được bất kỳ cuộc gọi nào từ ngân hàng, hãy kiểm tra xem đó có phải là số điện thoại chính thức của ngân hàng hay không. Để chắc chắn, bạn nên đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để giải quyết.

    Tuy nhiên, nếu số tiền chuyển nhầm lớn, bạn hãy nhanh chóng liên hệ với ngân hàng, sắp xếp thời gian đến trực tiếp tại chi nhánh ngân hàng hoặc liên hệ với cơ quan công an để được hỗ trợ giải quyết. Họ sẽ giúp bạn xác nhận nguồn gốc của số tiền và hướng dẫn bạn cách xử lý.

    Nếu bạn nhận được bất kỳ cuộc gọi nào từ ngân hàng, hãy kiểm tra xem đó có phải là số điện thoại chính thức của ngân hàng hay không. Để chắc chắn, bạn nên đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để giải quyết.

    Đồng thời bạn cũng cần chú ý nếu nhận được email hoặc tin nhắn SMS có yêu cầu bạn nhập thông tin tài khoản hoặc mật khẩu để gửi tiền, hãy cẩn thận và không cung cấp hay đăng nhập vào bất kỳ đường link nào.

    4. Quản lý tài khoản ngân hàng an toàn, bảo mật hơn với ứng dụng Mobile Banking MyVIB

    Quản lý tài khoản mọi lúc mọi nơi với ứng dụng mobile banking MyVIB 2.0

    Quản lý tài khoản mọi lúc mọi nơi với ứng dụng mobile banking MyVIB

    Hình thức và thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng đa dạng và tinh vi, đòi hỏi người dùng phải luôn bình tĩnh, tỉnh táo và có khả năng quản lý tài khoản của mình mọi lúc, mọi nơi.

    Để hỗ trợ khách hàng, hiện tại nhiều ngân hàng đang nỗ lực phát triển ứng dụng  Mobile banking để giúp khách hàng có thể quản lý và sử dụng tài khoản an toàn, bảo mật 24/7. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) cũng đã cho ra mắt sản phẩm Mobile banking app MyVIB, cung cấp cho người dùng nhiều tính năng hữu ích, giúp quản lý tài khoản dễ dàng và an toàn hơn.

    Với ứng dụng ngân hàng MyVIB, người dùng không những có thể xem lịch sử giao dịch mà còn có thể chuyển tiền, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn... một cách dễ dàng. Ứng dụng còn cung cấp, cập nhật cho người dùng thông tin mới nhất về lãi suất, chương trình khuyến mãi và các dịch vụ khác của ngân hàng.

    Tất cả các thao tác đều được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng trên điện thoại di động của bạn. Bạn có thể kiểm tra tình trạng tài khoản, lịch sử tài khoản của mình bất cứ lúc nào và chỉ với một cú nhấp vào màn hình điện thoại.

    Nhờ vậy, khi gặp những trường hợp nhận tiền chuyển nhầm vào tài khoản, bạn có thể dễ dàng xác minh và bình tĩnh xử lý, tránh được những tổn thất không đáng có bởi hành vi lừa đảo của các đối tượng xấu.

     
    Lưu ý

    Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

    Z7_IQGAHH8019VT3064ALUCHS0A80

    Tải MyVIB

    Quét mã QR để tải ứng dụng
    Tải app ngay Tải app ngay
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SN2
    Z7_514612K01PUUA061MUVCB82UD5
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F12G7