Có nhiều nguyên nhân khiến thẻ ATM gặp lỗi khác nhau. Để có thể dễ dàng khắc phục lỗi thẻ ATM thường gặp của từng trường hợp khác nhau, bạn hãy tham khảo những thông tin bên dưới.
Có thể bạn đã nhiều lần gặp phải các tình trạng lỗi thẻ ngân hàng như bị khóa, nuốt thẻ, tạm ngưng dịch vụ,... Đã có nhiều trường hợp người dùng bị mất tiền oan vì không biết đến những lỗi này cũng như cách xử lý. Bài viết này sẽ giúp bạn biết được những cách khắc phục hiệu quả nhất với những lỗi thẻ ATM thường gặp.
1. Thẻ ATM là gì?
Thẻ ATM là một loại thẻ Chip hoặc thẻ từ được ngân hàng phát hành cho những khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng mình.
Loại thẻ này được làm từ nhựa dẻo, có kích thước nhỏ để vừa với ví tiền. Trên thẻ sẽ được in các thông tin như: Họ tên chủ thẻ, số thẻ, loại thẻ, ngân hàng phát hành, hạn sử dụng thẻ cùng một số lưu ý khác.
Khi sở hữu loại thẻ này, khách hàng có thể thực hiện được một số chức năng gồm: Rút tiền tại máy ATM, thanh toán tại các điểm máy POS, truy vấn, tra cứu thông tin, số dư tài khoản, chuyển tiền tại cây ATM, nạp tiền ví điện tử, thanh toán khi mua sắm trực tuyến.
2. Các lỗi thẻ ATM thường gặp và cách khắc phục
Sau đây là những lỗi phổ biến nhất khi sử dụng thẻ ATM người dùng dễ mắc phải. Ngoài ra, VIB còn hướng dẫn bạn cách để khắc phục lỗi thẻ ATM thường gặp một cách nhanh chóng nhất.
2.1 Thẻ ATM báo lỗi giao dịch không thành công
Khi bạn thực hiện giao dịch như rút tiền, truy vấn số dư hay thanh toán tại các POS nhưng thẻ ATM lại báo lỗi không thể thực hiện được giao dịch. Lúc này bạn hãy liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ để báo cáo sự cố.
Sau khi nhân viên ngân hàng đã tìm hiểu nguyên nhân, họ sẽ thông báo đến bạn lý do khiến sự cố trên xảy ra. Nếu như thẻ của bạn bị khóa do quá hạn hay vì một nguyên nhân nào khác, bạn cần mang CMND hoặc CCCD đến phòng giao dịch hay chi nhánh gần nhất để mở lại thẻ.
2.2 Thẻ ATM bị khóa
Nếu thẻ của bạn bị khóa, tất cả các chức năng của thẻ sẽ bị đóng băng. Khi thẻ bị khóa bạn sẽ không thể thực hiện được giao dịch rút tiền tại các máy ATM.
Nguyên nhân khiến thẻ bị khóa có thể là do: Thẻ của bạn hết hạn, nhập sai mã PIN quá 3 lần, thẻ bị nghi ngờ có đối tượng xâm nhập trái phép.
Để có thể mở khóa ATM, bạn hãy mang CMND/CCCD đến phòng giao dịch hoặc chi nhánh ngân hàng gần nhất để được hỗ trợ. Lúc này nhân viên sẽ yêu cầu bạn ký tên để có thể đối chiếu. Nếu như chữ ký và các thông tin đều đã chính xác thì thẻ ATM sẽ được mở khóa. Ngoài ra bạn có thể yêu cầu nhân viên ngân hàng đổi cho bạn một mã PIN mới. Tất cả thủ tục mở lại thẻ bị khóa thường sẽ không tốn bất kỳ chi phí nào.
2.3 Thẻ ATM bị nuốt
Thẻ của bạn bị nuốt có thể là do cây ATM đang sử dụng bị lỗi do bạn mắc phải các nguyên nhân như: Nhập mã PIN sai quá 3 lần, thực hiện sai quy trình nhận tiền và nhận thẻ, thực hiện các thao tác quá chậm, sử dụng tại các cây ATM mà ngân hàng không liên kết,...
Để có thể lấy lại thẻ ATM, bạn cần liên hệ trực tiếp đến tổng đài để thông báo sự cố. Sau đó, bạn mang CMND/CCCD đến ngân hàng để xác nhận và nhận lại thẻ.
Nếu như bạn bị nuốt thẻ tại cây ATM khác ngân hàng hãy kiểm tra lại để đảm bảo thẻ của bạn không phát sinh thêm bất kỳ giao dịch nào. Sau đó bạn hãy liên hệ với ngân hàng mình mở thẻ để thông báo sự cố và khóa thẻ nhằm đảm bảo an toàn cho số tiền của bạn. Tiếp theo bạn thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng để được hỗ trợ nhận lại thẻ.
2.4 Thẻ tạm ngừng dịch vụ
Khi đến cây ATM, bạn thấy trên màn hình có chữ ‘hiện tại máy ATM đang tạm ngừng hoạt động’ thì máy đã bị lỗi. Điều này có thể là do đường truyền bị mất kết nối, giấy in nhật ký trong máy bị hết, máy chủ Switch tạm thời không hoạt động, bộ đọc thẻ bị hỏng,...
Cách xử lý đơn giản nhất là bạn hãy tìm một cây ATM khác để thực hiện các giao dịch của mình.
2.5 Máy không trả tiền
Khi bạn dùng thẻ ATM để rút tiền tại các cây, sau khi đã hoàn thành giao dịch nhưng máy vẫn không trả tiền. Đây có thể là do bạn rơi vào một trong hai trường hợp sau.
Giao dịch không thành công nhưng tài khoản của bạn đã bị trừ tiền. Các xử lý tốt nhất cho trường hợp này là bạn liên hệ với ngân hàng hoặc chi nhánh quản lý ATM để được khắc phục.
Bạn thực hiện giao dịch thành công, máy ATM đã trả tiền nhưng bạn chỉ lấy thẻ mà không lấy tiền. Lúc này có thể tiền của bạn sẽ bị người lạ lấy hoặc máy ATM sẽ tự động thu giữ lại tiền nếu sau 30s không có người nhận. Nếu người khác lấy tiền thì đây không phải lỗi do ngân hàng nên họ sẽ không chịu trách nhiệm và không thể giúp bạn xử lý. Còn nếu cây ATM thu lại tiền thì bạn chỉ cần liên hệ với ngân hàng phát hành thẻ là đã có thể lấy lại được tiền nhé.
2.6 Bị mất/hư hỏng thẻ ATM
Nếu như bạn bị mất thẻ hay thẻ ATM của mình bị hư hỏng và không thể tiếp tục sử dụng nữa, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau:
Gọi đến trung tâm dịch vụ của ngân hàng để thông báo sự việc.
Nhân viên ngân hàng sẽ cần bạn cung cấp một số thông tin cần thiết như số CMND/CCCD, họ tên, tình trạng bị mất thẻ hay hư hỏng,...
Sau đó họ sẽ hướng dẫn bạn cách để được phát hành thẻ mới.
3. Thẻ ATM bị trầy xước có sao không?
Thẻ ATM bị trầy có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là trong quá trình sử dụng, thẻ chịu nhiều tác động dẫn đến trầy xước và mất số. Ngoài ra, chất lượng của thẻ cũng là một trong những nhân tố khiến thẻ bị hao mòn và trầy xước.
Thông thường nếu thẻ của bạn bị mất thông tin, trầy xước, mất số đều không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng. Vì ATM nội địa sẽ hoạt động nhờ dải từ tính màu đen nằm phía sau thẻ còn thẻ quốc tế sẽ được bảo vệ nhờ Chip EMV.
Nếu như rơi vào trường hợp dải từ tính hoặc Chip EMV có vấn đề như bị gãy, trầy xước lộ rõ, cong vênh, gãy làm đôi... thì bạn sẽ không thể sử dụng thẻ này được nữa. Cách xử lý duy nhất trong trường hợp này là bạn cần làm thủ tục cấp lại thẻ mới tại ngân hàng.
Để được cấp thẻ ATM mới, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan và CMND/CCCD để được hỗ trợ nhanh nhất. Mỗi một ngân hàng sẽ có quy định riêng về thời gian phát hành thẻ, nhưng trung bình sẽ mất 1 tuần để bạn nhận được thẻ mới.
Trên đây là Top 6 những lỗi thẻ ATM thường gặp nhất cũng như cách khắc phục các lỗi đó. Nếu như gặp bất kỳ lỗi nào mà chưa rõ lý do, bạn hãy liên hệ với ngân hàng hoặc đến phòng giao dịch gần nhất để được hỗ trợ giải quyết nhé!
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ứng dụng Mobile Banking MyVIB để mở và quản lý thẻ ngân hàng dễ dàng hơn. Ứng dụng ngân hàng số MyVIB còn giúp bạn thực hiện các giao dịch nhanh chóng như chuyển tiền 247 NAPAS, đóng tiền điện Online,... ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)