Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF4
1800 8180 Đăng nhập
Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF3
Trở về

Lệnh LO là gì? Ưu điểm và nhược điểm của lệnh LO

12-09-2023 | 10.121 lượt xem

 

Khi thực hiện giao dịch trên sàn chứng khoán, các trader cần nắm bắt được lệnh mua vào bán ra đúng thời điểm. Vậy lệnh LO là gì? Ưu nhược điểm của lệnh LO.

Nội dung chính

    Lệnh giao dịch chứng khoán là các loại lệnh giao dịch được sở giao dịch chứng khoán quy định cụ thể cho từng sàn và áp dụng cho mỗi khung giờ khác nhau trong ngày giao dịch. Trong đầu tư gồm nhiều loại lệnh khác nhau, mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng biệt, khi dùng các trader cần nắm bắt rõ những ưu nhược điểm của lệnh để tránh xảy ra rủi ro giao dịch. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc thế nào là lệnh LO? Ưu điểm và hạn chế của lệnh LO.

    1. Lệnh LO là gì?

    Trong thuật ngữ kinh tế, lệnh LO tên tiếng Anh là Limit Order, trong tiếng Việt được gọi là lệnh giới hạn (giới hạn không được mua cao hơn hoặc không được bán thấp hơn mức giá nhà đầu tư đưa ra). Lệnh LO là loại lệnh được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến nhất khi giao dịch mua, bán cổ phiếu.

    Lệnh giới hạn có hiệu lực từ khi mở cửa đến khi đóng cửa phiên giao dịch trong ngày. Lệnh LO cho phép bạn chỉ định một mức giá cụ thể khi giao dịch (không thấp hơn mức giá sàn và không cao hơn mức giá trần trong ngày giao dịch). Tuy nhiên, vào từng thời điểm thì sàn giao dịch sẽ ưu tiên khớp theo loại lệnh khác nhau.

    Ví dụ: Phiên giao dịch đang trong khung giờ 9h - 9h15, giá công bố của cổ phiếu A  trên sàn HOSE là:

    • Giá sàn: 7.900đ
    • Giá tham chiếu: 9.200đ
    • Giá trần: 10.500đ

    Trên sàn đang có các lệnh mua/bán như sau:

    • Mua lệnh ATO 1.000 cổ phiếu
    • Bán lệnh MB 2.000 cổ phiếu
    • Mua lệnh MB 1.000 cổ phiếu
    • Mua LO giá 9.300đ - 1.000 cổ phiếu

    Lúc đó, thứ tự khớp lệnh là:

    - Mua lệnh ATO 1.000 cổ phiếu. Sau khi hết thời gian giao dịch ATO (9h-9h15), nhà đầu tư mới biết được chính xác giá giao dịch. Vì vậy, khi vào lệnh này nhà đầu tư đang chấp nhận mua/bán bằng mọi giá.

    - Mua LO giá 9.300đ - 1.000 cổ phiếu: nếu trong khung giờ từ 9h-9h15, các phiên đặt lệnh giá ATC đã được xử lý.

    - Lệnh MP sẽ không được công ty chứng khoán gửi lên sàn trong thời gian này và chỉ được xử lý sau 9h15.

    LO - lệnh giới hạnLO - lệnh giới hạn 

    2. Đặc điểm của lệnh LO

    Một số đặc điểm của lệnh giới hạn (LO): 

    • Mức giá đặt lệnh giao dịch: do nhà đầu tư quyết định, nhưng không được thấp hơn quy định giá sàn và cao hơn quy định giá trần của phiên giao dịch ngày hôm đó.
    • Mức giá khớp lệnh: tùy theo khối lượng, biên giá của các giao dịch trên sàn nhưng vẫn đảm bảo:
      • Giao dịch mua: Giá khớp lệnh =< Giá đặt lệnh
      • Giao dịch bán: Giá khớp lệnh >= Giá đặt lệnh

    => Đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư

    • Mức độ ưu tiên xử lý: 

    - Thời gian cho khớp lệnh mở ngày (9h-9h15): ưu tiên xử lý sau lệnh ATO

    - Thời điểm cho khớp lệnh liên tục (9h15 - 11h30, 13h - 14h30): ưu tiên xử lý sau MP

    - Thời gian cho khớp lệnh đóng ngày (14h30-14h45): ưu tiên xử lý sau ATC

    Sau thời gian trên, nếu giao dịch của bạn vẫn chưa khớp do không có mức giá và khối lượng giao dịch đối ứng thì phiên giao dịch sẽ được giải tỏa để hoàn tiền vào tài khoản chứng khoán của bạn.

    • Thời gian thực hiện: sẽ được diễn ra tùy thuộc vào các sàn khác nhau: Sàn HOSE và HNX (9h-11h30 và 13h-14h45), sàn Upcom (9h-11h30 và 13h-15h). Lệnh sẽ được giải tỏa vào kết phiên nếu không có lệnh đối ứng tương thích.

    3. Ưu điểm và nhược điểm của lệnh LO

    Mỗi lệnh đều có những ưu nhược điểm riêng cần hiểu rõ, tránh gặp phải rủi ro không cần thiết trong khi tham gia giao dịch.

    3.1 Ưu điểm

    Đặc điểm chính của lệnh LO là có mức giá đặt lệnh xác định trước. Đối với các giao dịch mua cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ được xử lý giao dịch mua với giá thấp hơn hoặc bằng giá đặt lệnh và ngược lại, đối với giao dịch bán cổ phiếu, ưu tiên bán với giá cao hơn giá đặt lệnh nếu sàn giao dịch có lệnh đối ứng phù hợp. Vì vậy, lệnh LO có các đặc điểm sau:

    • Ước lượng được dòng tiền để tính toán cho các giao dịch khác
    • Lệnh luôn được thực hiện với mức giá tốt nhất khi có lệnh đối ứng ngay tại thời điểm lệnh được gửi lên sàn.
    • Hạn chế được các rủi ro lỗ vốn, làm chủ được tình thế và có thể áp dụng một số nguyên tắc cắt lỗ/lãi kịp thời trước những biến động giá trên thị trường.

    3.2 Nhược điểm

    Vào thời điểm ATO, lượng cung lớn hơn cầu chứng khoán nên xu hướng giá giảm. Khả năng giá đặt lệnh LO của bạn cao hơn giá ATO. Khi đó, bạn vừa thiệt vì mức độ ưu tiên xử lý sau và lệnh còn bị đặt vào thế mua ở giá cao hơn giá tại thời điểm ATO.

    Xem Thêm: 
    Hướng dẫn làm thẻ ngân hàng online tại nhà chỉ trong 5 phút. Tại đây 
    Hướng dẫn chuyển khoản qua Mobile/Internet Banking, ATM và ví điện tử. Tại đây 

    Lệnh LO có hiệu lực từ khi mở phiên đến khi kết phiên, nên một khi lệnh đã được gửi lên sàn, bạn sẽ không thể hủy lệnh. Vì vậy, cần phải xác định mức giá đặt lệnh chính xác để đảm bảo không bị mua với giá quá cao và bán với giá quá thấp.

    Ưu nhược điểm của LOƯu nhược điểm của LO 

    4. Các bước đặt lệnh LO trong chứng khoán

    Trước khi thực hiện đặt lệnh LO tại các phiên giao dịch, bạn cần phải có tài khoản chứng khoán. Sau khi tạo lập tài khoản thành công, bạn có thể giao dịch trực tiếp tại công ty chứng khoán hoặc thực hiện trên ứng dụng giao dịch chứng khoán. Đa phần các bước giao dịch của các ứng dụng giao dịch chứng khoán sẽ gồm các bước sau:

    • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng giao dịch chứng khoán
    • Bước 2: Chọn mã chứng khoán cần mua/bán
    • Bước 3: Nhập số lượng mua/bán, loại lệnh muốn đặt và mức giá phù hợp (nếu là lệnh LO)
    • Bước 4: Nhập số lượng muốn giao dịch
    • Bước 5: Xác nhận OTP để gửi lệnh lên sàn

    5. Kinh nghiệm đặt lệnh LO hiệu quả

    Lệnh LO là một lệnh cơ bản, tuy nhiên để sử dụng một cách hiệu quả, trader cần lưu ý một số điểm sau: 

    • Khối lượng và mức giá luôn được tính toán phù hợp dựa trên phân tích diễn biến thị trường và khả năng tài chính của mình.
    • Luôn đảm bảo ngân sách đủ lớn để phù hợp với số lượng mua bán.
    • Kết hợp lệnh giới hạn với các lệnh khác để tăng hiệu quả giao dịch.

    6. Hướng dẫn cách chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán qua MyVIB

    Mỗi giao dịch luôn tồn tại những rủi ro tiềm ẩn, để giảm giảm bớt những lo lắng đó bạn cần quan tâm từ những điều căn bản nhất là chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán như thế nào cho an toàn, bảo mật và nhanh chóng. 

    Chuyển tiền đầu tư qua MyVIB 2.0Chuyển tiền đầu tư qua MyVIB

    Ứng dụng ngân hàng số MyVIB là một trong những ứng dụng mà bạn có thể cân nhắc để đăng ký và có ngay tài khoản ngân hàng và liên kết tài khoản này với tài khoản chứng khoán của bạn. Hiện tại, MyVIB đã liên kết với 3 công ty chứng khoán có thị phần môi giới nằm trong top các công ty chứng khoán lớn của Việt Nam là VNDirect, HSC, Kafi.

    Dưới đây là các thao tác bạn có thể thực hiện để chuyển tiền đầu tư vào tài khoản chứng khoán từ ngân hàng VIB thông qua ứng dụng MyVIB:

    • Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng MyVIB
    • Bước 2: Chọn mục Giao dịch => Chuyển tiền chứng khoán
    • Bước 3: Điền thông tin giao dịch: Số tiền, chọn công ty chứng khoán, nhập số tài khoản công ty chứng khoán, nội dung chuyển

    Lưu ý: Bạn cần điền đúng Số tài khoản chứng khoán vào ô “Tài khoản chứng khoán” tại màn hình giao dịch chuyển tiền 

    • Bước 4: Xác nhận OTP theo quy định ngân hàng và hoàn tất giao dịch.

    Lệnh LO là một lệnh cơ bản mỗi trader khi mới bắt đầu tập đầu tư chứng khoán cần nắm rõ các kiến thức cơ bản này. Ngoài ra, còn các các lệnh cơ bản khác như ATO, ATC,... bạn có thể truy cập vào website của VIB để tìm hiểu rõ hơn.
     

     
    Lưu ý

    Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

    Z7_IQGAHH8019VT3064ALUCHS0A80

    Tải MyVIB

    Quét mã QR để tải ứng dụng
    Tải app ngay Tải app ngay
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SN2
    Z7_514612K01PUUA061MUVCB82UD5
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F12G7