Tài chính là thuật ngữ quen thuộc tác động và gắn liền đến mọi mặt trong lĩnh vực kinh tế. Mỗi chúng ta cần có một nền kiến thức tài chính cơ bản để phục vụ nhu cầu quản lý tài chính cá nhân hoặc bắt đầu đầu tư vào thị trường chứng khoán. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức tài chính, bản chất và vai trò.
1. Kiến thức tài chính là gì?
Tài chính là khái niệm thuộc phạm trù kinh tế, thể hiện quan hệ việc quản lý, sử dụng khoản tiền của mình một cách khoa học, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể kinh tế - xã hội. Ví dụ như đầu tư, gửi tiết kiệm, vay, cho vay,...
Khái niệm kiến thức tài chính tương đối mơ hồ và khó hình dung, tài chính thể hiện 3 chức năng:
- Đầu tiên là theo dõi, kiểm soát sự biến động của các nguồn tài chính khi hình thành quỹ tiền tệ nhằm đánh giá sự phù hợp của cơ chế tài chính do Nhà nước quy định và có sự điều tiết hợp lý.
- Hai là, phản hồi - Chức năng này được ứng dụng nhằm điều chỉnh việc phân phối của cải xã hội theo mô hình giá trị.
- Cuối cùng là chức năng huy động, khả năng khai thác và tổ chức vốn đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, phải tuân theo quan hệ cung - cầu của thị trường.
Khi cả 3 chức năng này kết hợp, hỗ trợ với nhau sẽ giúp cho cá nhân/doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa.
2. Bản chất và vai trò của tài chính
Khi xã hội xuất hiện phân công lao động, sản xuất và hàng hóa ra đời. Dẫn đến quá trình trao đổi mua bán giữa các chủ thể.
2.1. Bản chất
Hoạt động bên ngoài của tài chính là hoạt động thu và trả nợ của nhiều chủ thể. Nhưng bản chất bên trong là mối quan hệ giữa người gửi và bên vay vốn.
Bản chất của tài chính biểu hiện trong những quan hệ thiết yếu sau:
- Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa các tổ chức tài chính trung gian với cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa cá nhân, hộ gia đình và các doanh nghiệp với nhau và trong nội bộ các chủ thể đó.
- Quan hệ kinh tế giữa quốc gia này với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế.
2.2. Vai trò
Tài chính giữ vai trò vô cùng to lớn, là tiền đề phát triển của một quốc gia và quản lý xã hội.
Vai trò cụ thể của tài chính là:
- Tài chính là công cụ điều tiết tiền tệ quốc gia: Qua việc phân bổ tạo thành quỹ tiền tệ ở mọi lĩnh vực của nền tài chính. Quỹ tiền tệ Nhà nước được dùng nhằm phục vụ cho mục tiêu xã hội.
- Nhà nước dùng tài chính làm công cụ điều tiết nền kinh tế tầm vĩ mô. Tài chính điều tiết thông qua ảnh hưởng đối với mọi quan hệ kinh tế hoạt động theo chính sách của Nhà nước và các hoạt động đầu tư - thương mại phù hợp với chủ trương của Nhà nước đối với kinh tế. Kiểm soát và quản lý các mối quan hệ kinh tế phù hợp với sự biến động của nền kinh tế.
3. Hệ thống kiến thức tài chính
Hệ thống tài chính là tổng hợp mọi nguồn lực tài chính của nền kinh tế quốc dân. Các thành phần này có liên quan chặt chẽ với nhau để thúc đẩy và khuyến khích quá trình phát triển chung của thị trường tài chính.
3.1. Tài chính công
Tài chính công phản ánh thực trạng nền kinh tế trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công. Tức là tất cả các hoạt động thu nhập và chi tiêu bằng tiền của Nhà nước. Mục đích là phục vụ và thực hiện các chức năng chung của toàn xã hội.
3.2. Tài chính doanh nghiệp
Là hệ thống phản ánh sự vận động, biến đổi của các nguồn vốn tài chính, tiền tệ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Có rất nhiều công ty sử dụng đòn bẩy tài chính như một công cụ để cải thiện thu nhập và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ này cần được tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo ổn định tài chính của công ty và tránh rủi ro. Trong tài chính doanh nghiệp, báo cáo tài chính phải cung cấp thông tin đầy đủ về hoạt động và dòng tiền. Việc lập báo cáo tài chính được kiểm toán viên thu thập và kiểm tra để lập báo cáo tài chính hàng năm hoàn chỉnh. Kỳ báo cáo phải tuân theo quy định của nhà nước.
Xem thêm: Rủi ro tài chính là gì? Cách quản trị rủi ro hiệu quả. Tại đây Ảnh hưởng của công nghệ tài chính (Fintech) đối với lĩnh vực ngân hàng. Tại đây
3.3. Thị trường tài chính
Thị trường tài chính là thị trường mà các doanh nghiệp có thể trao đổi chứng khoán, hàng hóa, dịch vụ hoặc những thứ có giá trị khác. Nói một cách đơn giản, thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động mua bán các phương tiện thanh toán và công cụ tài chính.
3.4. Tài chính quốc tế
Tài chính quốc tế phản ánh các mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và giữa các tổ chức tài chính quốc tế với các quốc gia thành viên trong việc trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ và trong việc luân chuyển vốn.
Hệ thống tài chính cũng bao gồm tài chính cá nhân và hộ gia đình và tài chính trung gian (cho vay và bảo hiểm).
4. Quản lý tài chính cá nhân với ứng dụng MyVIB
Nếu bạn chưa quen với việc quản lý tài chính, hãy bắt đầu sử dụng ứng dụng mobile banking của VIB ngay hôm nay. Với ứng dụng này, bạn có thể dễ dàng theo dõi, lập ngân sách hoặc ghi lại tất cả các khoản chi tiêu của mình trên điện thoại.
MyVIB là ứng dụng ngân hàng đầu tiên áp dụng AR để nâng cao trải nghiệm người dùng và giúp bạn quản lý tài chính. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng ứng dụng này để tiết kiệm, chi tiêu, mua sắm hoặc thanh toán cho các dịch vụ. Ứng dụng MyVIB hỗ trợ:
- Quản lý chi tiêu: Dễ dàng quản lý chi phí bằng cách theo dõi lịch sử giao dịch trực tiếp trên ứng dụng MyVIB. Lịch sử giao dịch cho biết bạn đã chi tiêu vào đâu, vào những mục nào.
- Gửi tiền trực tuyến: Kỳ hạn gửi linh hoạt, tối thiểu 1 tuần, tối đa 36 tháng. Bạn sẽ nhận được lãi suất theo quy định của Ngân hàng Quốc Tế VIB, được chọn kỳ hạn trả lãi cũng như phương thức tất toán cuối kỳ.
Với ứng dụng MyVIB, bạn có thể dễ dàng quản lý chi tiêu cũng như đưa ra các kế hoạch tiết kiệm phù hợp.
Trên đây là những thông tin cơ bản về kiến thức tài chính, ngoài ra còn rất nhiều kiến thức chuyên sâu thú vị. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)