FDI là một thuật ngữ thường được rất nhiều người sử dụng trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Vậy các bạn có bao giờ thắc mắc FDI là gì hay không? Nó có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư như thế nào? Bài viết “FDI là gì? Tìm hiểu về các doanh nghiệp FDI” sẽ giải đáp phần nào thắc mắc cho các bạn.
1. FDI là gì?
FDI vốn là cụm từ được viết tắt của Foreign Direct Investment, được hiểu là nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Đây là hình thức đầu tư mà các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thực hiện bằng cách mua cổ phần, thành lập công ty con, liên doanh hoặc mở chi nhánh tại một quốc gia khác. FDI được coi là một nguồn vốn quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của các quốc gia đón nhận.
2. Đặc điểm của FDI
Một số đặc điểm đặc trưng của FDI:
- Lợi nhuận: Phần này sẽ là mục đích chính mà FDI muốn đem lại, ở bất kỳ hình thức nào liên quan đến đầu tư, mục đích sẽ là tối đa hóa lợi nhuận của các nhà đầu tư.
- Cơ sở tính lợi nhuận từ FDI là kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp được đầu tư. Bởi vì, FDI mục đích là lợi nhuận, bất kỳ một doanh nghiệp nào khi đầu tư đều muốn đem lại lợi nhuận cao.
- Sự tham gia của các nhà đầu tư: Việc có được can thiệp vào việc tham gia hoặc điều hành các hoạt động của công ty là điều các nhà đầu tư quan tâm khi quyết định đưa tiền đầu tư vào doanh nghiệp đó hay không.
3. Tìm hiểu về doanh nghiệp FDI
Hiện nay, luật pháp Việt Nam vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể hoặc chính thức về doanh nghiệp FDI hay FDI là gì? Và cũng chưa có bất kỳ một quy định rõ ràng nào về loại hình doanh nghiệp này như thế nào.
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài hoặc là thành viên của tổ chức hoặc là cổ đông. Doanh nghiệp FDI dựa theo quy định luật đầu tư 2020 sẽ là một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:
Một số đặc điểm về doanh nghiệp FDI:
- Các hình thức mà nhà đầu tư đầu tư vào doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp thành lập có 100% vốn đầu tư nước ngoài
Có thể đầu tư, góp vốn, mua cổ phần từ doanh nghiệp khác
Thành lập các chi nhánh của tổng công ty tại lãnh thổ Việt Nam
Đầu tư theo hình thức BBC
- Hình thức doanh nghiệp
Công ty TNHH 1 thành viên
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Công ty cổ phần
Công ty hợp danh
- Quyền và nghĩa vụ thực hiện: Doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ theo các quy định của pháp luật Việt Nam, và có những chính sách riêng cho các doanh nghiệp FDI.
- Mục đích hoạt động: Hợp tác với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại Việt Nam để có thể kết hợp phát triển thị trường, tăng lợi nhuận tại thị trường Việt Nam.
Xem Thêm: Hướng dẫn nạp 4G tốc độ cao. Tại đây. Hướng dẫn nạp tiền điện thoại online nhanh chóng, dễ dàng và an toàn. Tại đây.
4. Những điều kiện để trở thành doanh nghiệp FDI là gì?
4.1. Thành lập hoặc có phần vốn góp sở hữu bởi nhà đầu tư nước ngoài
Căn cứ vào khoản 19, Điều 3 của Luật Đầu Tư 2020, Doanh nghiệp FDI được thành lập bởi nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, doanh nghiệp tổ chức và thành lập theo luật pháp của nước ngoài và thực hiện các đầu tư kinh doanh tại thị trường Việt Nam.
Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một nhà đầu tư nước ngoài đứng ra góp vốn, hoặc thành lập doanh nghiệp.
4.2. Kinh doanh ngành, nghề hợp pháp
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp FDI là gì? Điều kiện là doanh nghiệp phải kinh doanh những sản phẩm dịch vụ hợp pháp tại thị trường Việt Nam, theo Điều 6, luật Doanh nghiệp 2020, các ngành bị cấm bao gồm:
- Phụ lục I của luật Doanh nghiệp 2020, kinh doanh các chất ma túy
- Phụ lục II, kinh doanh các hóa chất khoáng vật
- Phụ lục II, kinh doanh các mẫu của những loài thực vật hay động vật hoang dã
- Kinh doanh bộ phận trên cơ thể người
- Kinh doanh đến các sinh sản vô tính trên cơ thể con người
- Kinh doanh pháo
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ
- Kinh doanh dịch vụ bán dâm (trá hình)
4.3. Xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo từng lĩnh vực
Theo điểm c, khoản 1 điều 22 luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp FDI khi thành lập thì phải có dự án đầu tư, thực hiện các thủ tục cấp phép, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Loại trừ những doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa; vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định pháp luật.
Căn cứ khoản 1, 2 điều 39 luật đầu tư 2020, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký được quy định như sau:
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án về đầu tư khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao… tại khoản 3 điều 39.
- Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với dự án đầu tư ngoài các khu công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao… tại khoản 3, điều 39.
4.4. Thành lập doanh nghiệp
Sau khi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì các cá nhân, tổ chức tiến hành sẽ chuẩn bị hồ sơ đăng kỳ thành lập doanh nghiệp đem nộp lên Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hoàn thành xong bước này doanh nghiệp sẽ được coi là một doanh nghiệp FDI và có những ưu đãi mà chỉ doanh nghiệp FDI mới nhận được.
5. Các loại đầu tư nước ngoài FDI
5.1. FDI theo chiều ngang
FDI theo chiều ngang là dạng đầu tư vốn nước ngoài phổ biến nhất hiện nay. Các nhà đầu tư sẽ lựa chọn những công ty có cùng chung lĩnh vực đầu tư vốn. Với hình thức này thì các công ty sẽ cùng sản xuất hoặc kinh doanh một doanh nghiệp. Qua đó thúc đẩy sự phát triển mở rộng quy mô và lợi nhuận
5.2. FDI theo chiều dọc
Bên cạnh phân loại FDI theo chiều ngang, còn có phân loại FDI theo chiều dọc. FDI theo chiều dọc là một dạng đầu tư vào một chuỗi cung ứng trong công ty, có có đa dạng ngành nghề khác nhau.
5.3 FDI tập trung
Ngoài việc phân loại theo chiều ngang, dọc thì còn một phân loại nữa là FDI tập trung.
FDI tập trung là khi một quốc gia thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư từ các quốc gia khác vào một ngành nghề, một khu vực hoặc một dự án cụ thể. FDI tập trung có thể mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia nhận đầu tư, như tạo ra việc làm, nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
6. Chuyển tiền đơn giản với ứng dụng MyVIB
Các phương thức chuyển khoản hiện nay khá phổ biến và được mọi người ưa chuộng như: Chuyển Khoản qua số điện thoại, thông qua mã QR…v.v. Bạn có thể chuyển tiền nhanh thông qua nền tảng Internet Banking của mỗi ngân hàng. Ứng dụng MyVIB của Ngân hàng Quốc Tế VIB không chỉ đơn giản là một ứng dụng chuyển tiền, mà nó còn tích hợp rất nhiều tính năng như tiết kiệm, quản lý chi tiêu, đầu tư… đặc biệt MyVIB còn có thể chuyển tiền nhanh chóng và đơn giản giúp cho tất cả mọi người, dù không rành công nghệ hay lớn tuổi thì vẫn có thể dễ dàng sử dụng.
- Bước 1: Bạn mở ứng dụng MyVIB và đăng nhập vào tài khoản của bạn đã đăng ký trước đó
- Bước 2: Trên menu, chọn Giao dịch, chọn tiếp mục Chuyển tiền
- Bước 3: Nếu chưa từng chuyển cho người nhận trước đó, chọn vào mục người nhận mới. Nhập số tài khoản và chọn thêm ngân hàng nếu chuyển tiền liên ngân hàng.
- Bước 4: Nhập số tiền muốn chuyển và có thể ghi chú nội dung giao dịch nếu có.
- Bước 5: Kiểm tra lại các thông tin chuyển tiền có chính xác hay không
- Bước 6: Nhập mã OTP và tiến hành giao dịch chuyển khoản
Kết luận
Qua bài viết trên, các bạn đã hiểu hơn về FDI. Đồng thời khám phá thêm tính năng của ngân hàng số MyVIB, cung cấp giải pháp tiện lợi và an toàn cho doanh nghiệp có nhu cầu gửi tiền, chuyển tiền và nhận tiền từ nước ngoài. Với ứng dụng MyVIB, doanh nghiệp có thể thực hiện nhanh chóng các giao dịch quốc tế, đẩy mạnh FDI từ đó tạo tiền đề để doanh nghiệp có thể phát triển kinh doanh mạnh mẽ.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)