Chứng khoán nợ là gì? Phân biệt chứng khoán nợ với chứng khoán vốn
Chứng khoán nợ là hình thức chứng khoán được đông đảo các nhà đầu tư quan tâm. Tuy vậy, loại hình này thường bị nhầm lẫn với thuật ngữ “chứng khoán vốn”. Cùng bài viết tìm hiểu sâu hơn về những thông tin này để đầu tư an toàn và thành công.

Là một nhà đầu tư mới, bạn cần hiểu rõ về khái niệm chứng khoán nợ.
1. Chứng khoán nợ là gì?
Debt Security là cách gọi trong tiếng Anh của chứng khoán nợ. Chứng khoán nợ được ghi nhận trên sổ sách kế toán của công ty như là một khoản nợ của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư, các khoản nợ này thường có thời hạn, mệnh giá và lãi suất cụ thể.
Trong khi đó, chứng khoán vốn được ghi nhận trên sổ sách kế toán của công ty là một khoản góp vốn của nhà đầu tư, không có thời hạn, nhà đầu tư có thể giao dịch mua bán bất kỳ thời điểm nào tùy theo quy định thời gian giao dịch tối thiểu ở mỗi quốc gia, giá trị chứng khoán thay đổi theo sự biến động của thị trường. Người sở hữu chứng khoán vốn được gọi là cổ đông của công ty. Nhà đầu tư sở hữu chứng khoán vốn kiếm lời từ sự tăng giá của loại chứng khoán này hoặc từ việc công ty chia sẻ lợi nhuận cho cổ đông sở hữu.

2. Đặc điểm của chứng khoán nợ
Khác với chứng khoán vốn, chứng khoán nợ có những đặc điểm sau:
- Chủ thể phát hành: Chính là bên đi vay, chủ thể phát hành chứng khoán nợ có thể là doanh nghiệp, chính phủ, địa phương, cơ quan nhà nước và một số tổ chức khác để huy động vốn.
- Thời điểm đáo hạn cụ thể: là mốc thời gian mà tại đó, tổ chức phát hành chứng khoán phải hoàn trả số tiền gốc + lãi đã cam kết.
- Mệnh giá cụ thể: là giá trị ghi trên chứng khoán, đây chính là số tiền gốc mà nhà đầu tư phải bỏ ra để sở hữu loại chứng khoán này.
- Lãi suất cụ thể: là tỷ lệ tiền lãi trên mệnh giá mà người đi vay sẽ phải trả định kỳ hoặc đến ngày đáo hạn tùy theo thỏa thuận khi phát hành chứng khoán nợ của tổ chức phát hành.
Chính vì các đặc điểm trên mà tính thanh khoản của chứng khoán nợ luôn thấp hơn so với chứng khoán vốn. Điểm tích cực của chứng khoán nợ là không bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường do đã có mệnh giá, lãi suất và thời hạn thanh toán cụ thể. Nên loại chứng khoán này phù hợp với các nhà đầu tư theo xu hướng an toàn vốn.
3. Các dạng chứng khoán nợ
Phân loại chứng khoán nợ tùy theo mục đích và tổ chức phát hành, có thể chia trái phiếu ra làm các loại sau.
- Phân loại theo tổ chức phát hành:
- Trái phiếu doanh nghiệp: được phát hành do các doanh nghiệp, nhằm mục đích huy động vốn để mở rộng kinh doanh hoặc đổi mới công nghệ.
- Trái phiếu chính phủ: do nhà nước phát hành, là loại trái phiếu an toàn nhất hiện nay. Lãi suất của trái phiếu chính phủ cố định theo kỳ hạn.
- Phân loại theo hình thức định danh
- Trái phiếu vô danh: Hình thức trái phiếu không có tên người mua và cũng không có tên người doanh nghiệp phát hành, vì vậy nó được phép chuyển nhượng tự do trên thị trường.
- Trái phiếu định danh: Hình thức trái phiếu có tên người mua và đơn vị phát hành.
- Phân loại theo khả năng đảm bảo của tổ chức phát hành:
- Trái phiếu đảm bảo: Trái phiếu phát hành được đảm bảo khả năng thanh toán bằng tài sản có thể là bất động sản, trong trường hợp tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán thì tài sản đảm bảo sẽ được sử dụng để thanh toán các khoản nợ trái phiếu theo thỏa thuận khi phát hành.
- Trái phiếu không có đảm bảo: Loại trái phiếu này phát hành mà không có bất kỳ tài sản đảm bảo nào, nó chỉ dựa vào uy tín của tổ chức phát hành. Hiện nay một số tổ chức phát hành trái phiếu thông qua ngân hàng để tăng mức độ uy tín của trái phiếu.
Xem Thêm: Thanh toán tiền điện ở đâu? Tại đây. Hướng dẫn chuyển khoản qua Mobile/Internet Banking, ATM và ví điện tử. Tại đây.
4. Phân biệt chứng khoán nợ và chứng khoán vốn
Chứng khoán nợ | Chứng khoán vốn | |
Ghi nhận sổ sách | Là khoản nợ phải trả của tổ chức phát hành | Là nguồn vốn của tổ chức phát hành |
Vai trò người mua | Chủ nợ | Cổ đông |
Quyền lợi người mua |
|
|
Mệnh giá | Cố định | Thay đổi do tác động của thị trường |
Thời hạn | Thời hạn cụ thể, được công bố tại thời điểm phát hành. Thường có thời hạn từ 1 năm nên tính thanh khoản của chứng khoán nợ sẽ thấp hơn so với chứng khoán vốn. |
Có thể giao dịch mua/bán tại bất kỳ thời điểm nào nên tính thanh khoản của chứng khoán vốn sẽ cao |

5. Rủi ro khi đầu tư chứng khoán nợ
Chứng khoán nợ có độ rủi ro thấp hơn so với chứng khoán vốn. Mặc dù vậy, rủi ro khi đầu tư loại chứng khoán này vẫn tồn tại. Khi là nhà đầu tư, bạn cần chú ý đến những rủi ro sau:
5.1 Rủi ro lạm phát
Lạm phát cũng gây ảnh hưởng đến giá trị thực tế của chứng khoán nợ tại thời điểm đáo hạn. Khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nguy cơ lạm phát tăng, lúc đó lãi suất thực tế sẽ thấp hơn so với lãi suất công bố do ảnh hưởng chênh lệch của lạm phát.
5.2 Tính thanh khoản
So với chứng khoán vốn (cổ phiếu), chứng khoán nợ có thanh khoản thấp nhiều hơn do đặc tính của nó là loại giấy tờ có giá xác định thời hạn (6 tháng - 1 năm). Ngoài ra, một số loại chứng khoán nợ không có giá trị chuyển nhượng, chỉ khi đáo hạn, tổ chức phát hành sẽ thu hồi lại trái phiếu đã phát hành.
5.3 Tổ chức phát hành mất khả năng chi trả
Trường hợp tổ chức phát hành làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản hoặc không có khả năng chi trả, nhà đầu tư có nguy cơ bị mất trắng số tiền đã mua trái phiếu. Để hạn chế tối đa khả năng bị mất mát tài sản, nhà đầu tư nên tìm hiểu kỹ tình hình kinh doanh và kế hoạch sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có).

6. Chuyển tiền vào tài khoản chứng khoán qua MyVIB
Tính năng chuyển tiền đến tài khoản chứng khoán trên MyVIB đi kèm với nhiều quyền lợi như sau:
- Khách hàng chuyển và nhận tiền trực tiếp giữa tài khoản chứng khoán của VnDirect, HSC và Kafi với VIB. Lỗi đường truyền được hạn chế tối đa. Hơn nữa, quá trình giao dịch được thực hiện nhanh chóng và tăng cơ hội chốt deal trong ngày.
- Quy trình đăng ký và mở tài khoản đơn giản. Giao diện thân thiện và dễ dàng
- MyVIB miễn phí giao dịch và luôn bảo mật an toàn cho khách hàng.

Bài viết là những thông tin liên quan đến chứng khoán nợ và sự khác biệt giữa chứng khoán nợ với chứng khoán vốn. Hãy sử dụng ứng dụng MyVIB để việc chuyển tiền chứng khoán của bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn nhé.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)
Tải MyVIB
