Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF4
1800 8180 Đăng nhập
Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF3
Trở về

Cách quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả

03-08-2022 | 1 lượt xem

Để tiền sinh ra tiền và mang nhiều lợi nhuận thì bạn cần phải có kỹ năng quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả vì nếu để nguồn tiền cạn kiệt thì doanh nghiệp sẽ phá sản.

Quản lý tài chính doanh nghiệp là kỹ năng cần thiết để CEO mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mình

Quản lý tài chính doanh nghiệp là kỹ năng cần thiết để CEO mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mình

Tài chính là nguồn cung cấp năng lượng cho tất cả các hoạt động của một doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt thì quá trình quản lý tài chính phải được thực hiện thật hiệu quả. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Vậy quản lý tài chính doanh nghiệp là gì, cần tuân thủ theo những nguyên tắc gì, hãy cùng VIB tham khảo ngay những thông tin này nhé!

Nội dung chính

    1. Quản lý tài chính doanh nghiệp là gì?

    Hoạt động quản lý tài chính là quá trình lập kế hoạch, tổ chức hay kiểm soát nguồn tài chính

    Hoạt động quản lý tài chính là quá trình lập kế hoạch, tổ chức hay kiểm soát nguồn tài chính

    Quản lý tài chính là một hoạt động rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào. Đây là một quá trình được lập kế hoạch, kiểm soát, tổ chức và giám sát các nguồn tài chính nhằm để mang lại các mục tiêu chung cho tổ chức.

    Kỹ năng này được xem là một thực tiễn lý tưởng để kiểm soát các hoạt động tài chính của một doanh nghiệp như: Sử dụng ngân quỹ, mua sắm, kế toán, đánh giá rủi ro, thanh toán và những thứ khác liên quan đến tiền.

    Tài chính kế toán và quản lý tài chính doanh nghiệp là 2 hoạt động gắn bó chặt chẽ với nhau, thể hiện trong việc quản lý các báo cáo tài chính. Bạn cần phải áp dụng các nguyên tắc chung để quản lý tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp.

    Quản lý tài chính là một trong những công việc quan trọng hàng đầu của CEO vì nó sẽ giúp cho doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.

    Hay nói cách khác, quản lý tài chính là việc áp dụng những nguyên tắc chung đối với tài sản của doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận của mình từ quản trị nguồn vốn có hiệu quả. Ngược lại nếu vấn đề tài chính không được giải quyết một cách hợp lý sẽ làm sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    2. Cách quản lý tài chính hiệu quả cho doanh nghiệp

    Để quản lý tài chính hiệu quả, doanh nghiệp phải nắm những nguyên tắc và kỹ năng cơ bản

    Để quản lý tài chính hiệu quả, doanh nghiệp phải nắm những nguyên tắc và kỹ năng cơ bản

    Nhiều doanh nghiệp đi đến nợ nần chồng chất hay phá sản do không biết cách quản lý tài chính doanh nghiệp. Để biết cách quản lý hiệu quả, bạn hãy tham khảo các thông tin sau để tránh khỏi các tổn thất.

    2.1 Kỹ năng cơ bản trong quản lý tài chính cho doanh nghiệp

    Doanh nghiệp cần phải lập bản kế hoạch thu chi rõ ràng để tránh thâm hụt ngân sách

    Doanh nghiệp cần phải lập bản kế hoạch thu chi rõ ràng để tránh thâm hụt ngân sách

    Sau đây là những kỹ năng cơ bản mà doanh nghiệp cần phải có để giúp quản lý tài chính của mình hiệu quả hơn:

    • Thu chi rõ ràng: Bạn cần ghi chép thật cẩn thận các khoản thu chi của doanh nghiệp. Ngoài ra bạn phải thực hiện kế hoạch thu chi rõ ràng để giúp mình quản lý dòng tiền chính xác hơn. Từ đó doanh nghiệp sẽ tránh được tình trạng thâm hụt ngân sách. Nguyên tắc giúp cho doanh nghiệp không mắc phải nhiều khoản nợ là không nên chi tiêu nhiều hơn lợi nhuận mà doanh nghiệp có được.
    • Đầu tư sinh lời: Bạn có thể đầu tư liên tục vào những khoản tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp vào các dự án sinh lời. Đây là cách giúp cho doanh nghiệp mang về nhiều lợi nhuận hơn. Khi tham gia các khoản đầu tư hiệu quả với tỷ suất sinh lợi cao sẽ tạo nên dòng tiền thu về rất lớn.
    • Cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời: Để quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả thì bạn phải biết cân bằng giữa lợi suất và rủi ro. Nếu có mức rủi ro nhỏ sẽ tạo nên một khoản lợi nhuận nhỏ, ngược lại rủi ro càng lớn sẽ tạo nên khoản lợi nhuận lớn.

    Qua những kỹ năng trên, doanh nghiệp có thể sử dụng một ứng dụng ngân hàng giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. Trong đó, không thể không kể đến app ngân hàng MyVIB 2.0 được phát triển bởi ngân hàng VIB. Khi mở tài khoản doanh nghiệp tại ngân hàng, bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích như:

    • Giúp doanh nghiệp quản lý nguồn vốn hiệu quả.
    • Quản lý thu chi rõ ràng và minh bạch.
    • Lập và phê duyệt kế hoạch ngân sách nhanh chóng.
    • Dễ quản lý nguồn vốn và cơ cấu vốn.
    • Thanh toán đúng hạn.
    • Hệ thống có bảo mật cao nên giữ cho thông tin của doanh nghiệp an toàn.
    • Phân bổ nguồn lực hợp lý cho những hoạt động bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.
    • Nhập liệu dễ dàng nhanh chóng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian.
    • Xác lập KPI, báo cáo hỗ trợ cho việc kiểm soát chi tiết các hạng mục, tránh việc chi tiêu quá mức.

    2.2 5 nguyên tắc quản lý tài chính hiệu quả

    Lập thêm các phương án dự phòng là cách giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

    Lập thêm các phương án dự phòng là cách giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn

    Qua những kỹ năng trên bạn cần nắm rõ 5 nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp sau.

    Nguyên tắc 1: Luôn có sẵn quỹ dự phòng: 

    • Việc có thêm các phương án B, C hay D là điều mà hầu hết các nhà quản lý tài chính cần phải làm.
    • Cho dù phương án của bạn có tốt đến đầu thì cũng có thể rơi vào những trường hợp rủi ro không lường trước được. Vì vậy bạn nên trang bị cho mình những phương án bằng các quỹ dự phòng, dịch vụ bảo hiểm để dễ dàng vượt qua khó khăn.
    • Rất nhiều quản lý doanh nghiệp thường không chú ý đến việc xây dựng quỹ dự phòng nên đôi khi sẽ rơi vào khủng hoảng khi không có nguồn tài chính dự phòng.
    • Quỹ dự phòng là một khoản tài chính giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong thời kỳ khó khăn. Hoặc doanh nghiệp có thể đầu tư vào các cơ hội tiềm năng khác.
    • Thông thường doanh nghiệp sẽ trích ra một phần lợi nhuận để xây dựng nên quỹ dự phòng. Quỹ này sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp của bạn trong việc duy trì hoạt động bình thường từ 3 - 6 tháng.

    Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tối đa các khoản nợ:

    • Một trong những nguyên tắc quan trọng khác để giúp quản lý tài chính doanh nghiệp hiệu quả chính là ưu tiên giảm nợ.
    • Nợ có thể khiến cho doanh nghiệp bị áp lực và ảnh hưởng đến doanh thu ngay cả những kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn.
    • Vì vậy doanh nghiệp không nên mang theo những khoản nợ khó đòi từ năm này sang năm khác. Thay vào đó, hãy tìm cách để xóa bỏ chúng, từ đó đảm bảo tình hình tài chính ổn định và bền vững.

    Nguyên tắc 3: Dự báo dòng tiền:

    • Doanh nghiệp nên duy trì dự báo đồng tiền chi tiết hàng ngày, theo từng sản phẩm, mặt hàng trên cơ sở luân phiên là 6 tháng tới.
    • Ngoài ra bạn cần xác định doanh nghiệp có khoản thâm hụt nào không và lập nên kế hoạch chi trả tất cả các khoản thâm hụt.

    Nguyên tắc 4: Quản lý dòng tiền một cách có hệ thống:

    • Khi thực hiện việc quản lý tài chính doanh nghiệp có hệ thống sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển bền vững nhất.
    • Theo đó tất cả các khoản thu chi, vay vốn, tiền lương, chi phí đầu tư,... cần phải được liệt kê chi tiết và theo dõi kỹ càng.

    Nguyên tắc 5: Chú ý đến các khoản thuế:

    • Bất kỳ khoản sinh lời nào cũng sẽ bị cơ quan nhà nước đánh thuế.
    • Vì vậy bạn phải xem xét và tính toán kỹ lưỡng những khoản đầu tư chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế ngay từ đầu.

    Trên là những thông tin về quản lý tài chính doanh nghiệp mà VIB đã chia sẻ đến bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn luôn hoạt động bền vững và dễ dàng vượt qua khó khăn.
     

     
    Lưu ý

    Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

    Z7_IQGAHH8019VT3064ALUCHS0A80

    Tải MyVIB

    Quét mã QR để tải ứng dụng
    Tải app ngay Tải app ngay
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SN2
    Z7_514612K01PUUA061MUVCB82UD5
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F12G7