Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF4
1800 8180 Đăng nhập
Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SF3
Trở về

Hướng dẫn lập bảng chi tiêu 1 tháng của gia đình hiệu quả nhất

14-06-2024 | 1 lượt xem

Quản lý chi tiêu gia đình luôn là bài toán khó của nhiều gia đình hiện đại. Vậy phải làm sao để đáp ứng tốt các nhu cầu về vật chất và tinh thần cho các thành viên gia đình. Cùng VIB tìm hiểu rõ hơn về cách thiết lập chi tiêu 1 tháng của gia đình một cách hiệu quả và hợp lý nhất.

Nội dung chính

    1. Những điều cần biết về bảng chi tiêu gia đình

    Việc lập bảng chi tiêu 1 tháng của gia đình giúp phân bổ ngân sách một cách hợp lý, tránh tình trạng khoản vay chưa trả và tăng cường khả năng tiết kiệm.

    Theo dõi chi tiêu 1 tháng của gia đình như thế nào để đạt hiệu quả?Theo dõi chi tiêu 1 tháng của gia đình như thế nào để đạt hiệu quả?

    Một bảng chi tiêu hiệu quả thường bao gồm các khoản thu nhập cố định và biến động, chi phí thiết yếu như ăn uống và hóa đơn dịch vụ, chi tiêu cá nhân, và khoản dành cho tiết kiệm hoặc đầu tư. 

    Để lập bảng chi tiêu, cần xác định rõ các khoản thu chi, liệt kê chúng một cách chi tiết và thực hiện ghi chép đều đặn. Có nhiều công cụ và phương pháp có thể hỗ trợ trong việc này, như sử dụng bảng tính Excel hoặc các ứng dụng quản lý chi tiêu, giúp việc quản lý tài chính trở nên dễ dàng và khoa học hơn.

    2. Các khoản chi tiêu chính trong gia đình gồm những gì?

    Quản lý tài chính cá nhân và bảng chi tiêu gia đình là một phần quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế của mỗi hộ gia đình. Tùy thuộc vào số lượng thành viên, mức sống mà chi tiêu 1 tháng của gia đình sẽ khác nhau. Trong đó, sẽ có những khoản chi tiêu quan trọng như sau:

    2.1 Chi phí ăn uống

    Chi phí ăn uống trong bảng chi tiêu gia đình thường chiếm một phần quan trọng, bao gồm tất cả các khoản tiền được chi trả cho việc mua sắm thực phẩm, nấu ăn và ăn uống bên ngoài. 

    Đây là những khoản chi cần thiết để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe của mọi thành viên trong gia đình. Việc quản lý chi phí này một cách hợp lý sẽ giúp gia đình cân đối được ngân sách và có thể tiết kiệm được một khoản cho các mục đích khác như chi phí sinh hoạt, nhà ở, mua sắm, giải trí…

    Chi phí ăn uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong mỗi gia đìnhChi phí ăn uống chiếm tỷ trọng cao nhất trong mỗi gia đình

    2.2 Các loại phí sinh hoạt, nhà ở

    Tiếp theo là các loại chi phí sinh hoạt, nhà ở của một gia đình. Đây là tổng số tiền cần thiết để duy trì một mức sống nhất định, bao gồm các khoản chi tiêu cơ bản như nhà ở, điện/nước/internet, thuế và chăm sóc sức khỏe. 

    Chi phí sinh hoạt có thể thay đổi tùy theo từng khu vực và thành phố. Đặc biệt là những gia đình đang thuê nhà hoặc căn hộ thì cần lưu ý về việc chọn khu vực để sinh sống để tối ưu chi tiêu 1 tháng của gia đình

    Ví dụ: Bạn có thể ưu tiên thuê nhà hoặc căn hộ tại các khu vực giáp ranh thành phố lớn như Đồng Nai, Bình Dương để tối ưu chi phí thuê nhà so với việc làm việc và sinh sống tại các thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh hoặc TP. Thủ Đức.

    2.3 Chi phí mua sắm, giải trí

    Chi phí mua sắm, giải trí của một gia đình bao gồm việc mua sắm quần áo, thiết bị công nghệ, du lịch, xem phim hoặc bất kỳ chi phí nhằm đáp ứng mục đích giải trí, nghỉ ngơi cho tất cả các thành viên gia đình.

    Chi phí cho các hoạt động vui chơi, giải trí giúp các thành viên gắn kết với nhau hơnChi phí cho các hoạt động vui chơi, giải trí giúp các thành viên gắn kết với nhau hơn

    2.4 Các chi phí khác ( Tiết kiệm, y tế….)

    Chi phí tiết kiệm, y tế và bảo hiểm là những yếu tố cơ bản trong việc quản lý tài chính cá nhân và gia đình. Việc dành dụm cho tiết kiệm không chỉ giúp đảm bảo an ninh tài chính trong trường hợp khẩn cấp mà còn là bước đệm cho các mục tiêu dài hạn như giáo dục, mua nhà, hay nghỉ hưu.

    Bảo hiểm y tế giúp giảm bớt gánh nặng tài chính khi có vấn đề sức khỏe xảy ra, trong khi bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tài sản có thể bảo vệ bạn và gia đình bạn khỏi những rủi ro không lường trước được. 

    Chăm sóc sức khỏe là chi phí không thể thiếu trong cuộc sống hiện đạiChăm sóc sức khỏe là chi phí không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại

    Việc đầu tư thông minh vào những chi phí này không chỉ là biện pháp phòng ngừa mà còn là quyết định sáng suốt để xây dựng một tương lai tài chính ổn định và bền vững. Điều quan trọng là phải lập kế hoạch chi tiêu 1 tháng của gia đình một cách cẩn trọng, xem xét đến các yếu tố như thu nhập, chi tiêu, mục tiêu tài chính cá nhân và gia đình để có thể phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả nhất.

    3. Cách lập bảng chi tiêu 1 tháng cho gia đình hợp lý nhất

    Sau khi đi qua các khoản chi tiêu cần thiết cho mỗi gia đình thì chúng ta sẽ đến với nội dung quan trọng nhất. Đó chính là cách lập bảng chi tiêu để giúp bạn dễ dàng quan sát và quản lý một cách hiệu quả.

    3.1 Lên kế hoạch và ngân sách

    Để lập kế hoạch và ngân sách cho bảng chi tiêu hàng tháng của gia đình, việc đầu tiên cần làm là tổng hợp thu nhập từ cả hai vợ chồng. Sau đó, hãy phân chia số tiền này thành các khoản chi cố định như tiền nhà, tiền điện, nước, internet, và các khoản chi khác như thực phẩm, giáo dục, y tế, tiền ơn nghĩa cho đám tiệc…

    Một phần quan trọng không kém là dành ra một khoản cho tiết kiệm và đầu tư, nhằm đảm bảo rằng bạn có thể dư ra 10 - 15% thu nhập hàng tháng. Điều này giúp gia đình bạn có thể đối phó với những tình huống khẩn cấp không lường trước được. 

    Đồng thời, thường xuyên rà soát và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu để phù hợp với thực tế và mục tiêu tài chính của gia đình bạn. Ví dụ như chi tiêu những tháng gần Tết sẽ cao hơn so với chi tiêu so với những tháng khác trong năm.

    3.2 Ghi chép thu nhập. chi tiêu hàng tháng

    Việc ghi chép thu nhập và chi tiêu hàng tháng là một phần quan trọng trong quản lý tài chính cá nhân và gia đình. Để lập bảng chi tiêu một cách hiệu quả, việc xây dựng thói quen dành ra 10-15 phút mỗi ngày để tổng kết thu chi là rất cần thiết. Điều này giúp bạn theo dõi được dòng tiền của mình một cách chính xác và kịp thời.

    Xây dựng thói quen ghi chép chi tiêu mỗi ngàyXây dựng thói quen ghi chép chi tiêu mỗi ngày

    Hãy ghi chép chi tiết từng khoản thu chi, đặc biệt là ngày tháng, sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết về tình hình tài chính, từ đó đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn.

    Bên cạnh đó, bạn có thể linh hoạt sử dụng bất kỳ công cụ ghi chú như sổ tay giấy hoặc trên điện thoại. Đồng thời, gia đình bạn cũng có thể sử dụng tính năng chat của các mạng xã hội để nhắn tin cho nhau về các khoản thu chi, sau đó tổng kết vào cuối ngày.

    3.3 Phân loại chi tiêu, tiết kiệm các khoản không cần thiết

    Để phân loại chi tiêu và tiết kiệm các khoản không cần thiết trong bảng chi tiêu hàng tháng của gia đình, bạn có thể áp dụng phương pháp 6 chiếc lọ. 

    Cụ thể, chia ngân sách thành sáu phần: 

    • Chi tiêu cần thiết (55%)
    • Tiết kiệm dài hạn (10%)
    • Tự do tài chính (10%)
    • Giáo dục (5%)
    • Hưởng thụ (10%)
    • Từ thiện (10%).

    Ví dụ, nếu tổng thu nhập hàng tháng là 20 triệu đồng, bạn sẽ phân bổ 11 triệu cho chi tiêu cần thiết như thực phẩm, hóa đơn, và giao thông. Khoản tiết kiệm dài hạn và tự do tài chính mỗi thứ sẽ là 2 triệu, trong khi giáo dục và hưởng thụ sẽ là 1 triệu mỗi mục. Cuối cùng, 2 triệu còn lại sẽ được dành cho từ thiện. Điều này giúp cân đối tài chính và đảm bảo mọi khoản chi đều được quản lý một cách hợp lý.

    3.4 Sử dụng các công cụ hỗ trợ ( Excel, App)

    Bạn có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ như Excel hoặc Google Sheet để tạo ra một bảng tính chi tiết, cho phép bạn theo dõi các khoản thu và chi một cách dễ dàng. Bắt đầu bằng cách thiết lập các cột cho thu nhập, chi phí cố định, chi phí biến đổi và tiết kiệm. 

    Đối với những người thích sự tiện lợi, có nhiều ứng dụng di động có thể giúp theo dõi chi tiêu mọi lúc mọi nơi. Điều quan trọng nhất vẫn là thói quen theo dõi và nhập liệu mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Lời khuyên cho bạn là hãy tổng kết vào ngày chủ nhật mỗi tuần. Việc này vừa giúp bạn dễ dàng theo dõi, so sánh và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nhanh chóng cho tuần tiếp theo.

    4. Sử dụng thẻ tín dụng VIB hoàn tiền cho các hoạt động chi tiêu mua sắm

    Việc sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh không chỉ giúp bạn tận dụng tối đa các ưu đãi, mà còn góp phần xây dựng điểm tín dụng cá nhân. Điểm tín dụng tốt mở ra cơ hội để bạn được hưởng lãi suất thấp hơn khi vay vốn và tăng khả năng được phê duyệt cho các khoản vay lớn hơn. 

    Ngoài ra, việc duy trì điểm tín dụng cao còn giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn về nhà ở, dịch vụ tiện ích và thậm chí là cả các cơ hội nghề nghiệp.

    4.1 Mở thẻ VIB Cashback - Hoàn tiền không giới hạn

    Thẻ VIB CashbackThẻ VIB Cashback
    • Hoàn tiền không giới hạn lên đến 10%
    • Sở hữu thẻ VIB Cash Back, chủ thẻ còn được gia tăng tối đa lợi ích tiêu dùng, với số tiền hoàn tối đa lên tới là 2 triệu đồng/tháng, tương đương 24 triệu đồng/năm:
    • Hoàn đến 10% khi đăng ký danh mục chi tiêu ẩm thực, bảo hiểm, giải trí
    • Hoàn tiền không giới hạn với tỷ lệ 0,1% trên toàn bộ số tiền chi tiêu hợp lệ trong kỳ sao kê
    • Hoàn 100% phí thường niên năm đầu tiên chỉ cần có chi tiêu tối thiểu từ 1 triệu, kéo dài đến 30/9/2024. Đọc chi tiết chương trình tại đây.
    • Hạn mức tín dụng lên đến 600 triệu đồng
    • Thời gian miễn lãi suất lên đến 55 ngày.

    Ngoài ra, chủ thẻ thẻ tín dụng của VIB còn nhận ưu đãi lên đến 40% tại hàng trăm đối tác ẩm thực, du lịch, mua sắm, spa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và ưu đãi mua hàng trả góp lãi suất 0% tại các đối tác của VIB. 

    ➜ Đăng ký ngay thẻ VIB Cash Back - Hoàn đến 24 triệu điểm thưởng/năm - Tận hưởng thời hạn thanh toán lên đến 55 ngày cho toàn bộ giao dịch chi tiêu, mua sắm. Mở thẻ ngay  tại đây.

    4.2 Mở thẻ VIB Family Link - Hoàn đến 10% giáo dục, bảo hiểm, y tế

     Thẻ VIB Family Link Thẻ VIB Family Link

    Đăng ký mở thẻ VIB Family Link chỉ trong 5 phút để tận hưởng ngay ba tính năng mới và khám phá các ưu đãi dành cho chủ thẻ mở mới:

    • Hoàn đến 10% giáo dục, bảo hiểm, y tế
    • Hoàn 100% phí thường niên năm đầu khi thỏa điều kiện chi tiêu
    • Tặng 01 nón bảo hiểm cho con trị giá 1 triệu đồng.

    Bên cạnh hoàn tiền, chủ thẻ còn được hưởng đồng thời ưu đãi từ hệ sinh thái đối tác của VIB, gồm VIB Travel giảm đến 40% cho du lịch, VIB Dine giảm đến 30% cho ẩm thực, VIB Shop giảm đến 20% cho mua sắm, VIB Move giảm đến 20% cho di chuyển

    ➜ Đăng ký ngay thẻ VIB Family Link - Miễn 50% phí thường niên cho 2 thẻ liên kết - Trả góp 0% cho chi tiêu giáo dục: Mở thẻ ngay tại đây. 

    Với những thông tin hữu ích được cung cấp, hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công vào việc quản lý  chi tiêu 1 tháng của gia đình. Thẻ tín dụng VIB không chỉ là phương tiện thanh toán tiện lợi mà còn là công cụ đắc lực giúp bạn tối ưu hóa các khoản chi tiêu. Hãy để VIB đồng hành cùng bạn trên hành trình tài chính, khám phá những giá trị và tiềm năng mới mỗi ngày.

    Xem Thêm: 
    5 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hiệu quả, thông minh. tại đây. 
    Các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả dành cho người mới bắt đầu. tại đây.
     
    Lưu ý

    Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

    Z7_IQGAHH8019VT3064ALUCHS0A80

    Tải MyVIB

    Quét mã QR để tải ứng dụng
    Tải app ngay Tải app ngay
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F1SN2
    Z7_514612K01PUUA061MUVCB82UD5
    Z7_92M8HH01O83CC0Q9K1CJ2F12G7