Nợ xấu nhóm 2 gây ảnh hưởng đến điểm tín dụng và khả năng vay vốn ngân hàng của bạn trong tương lai. Việc hiểu rõ về nợ xấu nhóm 2 và các loại nợ xấu khác là bước quan trọng để quản lý tài chính hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt các loại nợ xấu và giải đáp cách mở thẻ tín dụng khi bị nợ xấu nhóm 2.
1. Nợ xấu nhóm 2 là gì? Có bao nhiêu loại nợ xấu
Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến điểm tín dụng mà còn gây khó khăn trong việc vay mượn, mở thẻ tín dụng hay thậm chí là vay tiền các tổ chức tín dụng để mua sắm các tài sản lớn như nhà cửa, xe cộ.
Trong số các loại nợ xấu, nợ xấu nhóm 2, hay còn gọi là nợ cần chú ý, là một vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ.
1.1 Nợ xấu nhóm 2 là gì?
Nợ xấu Nhóm 2 là một trong năm nhóm nợ xấu được Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) phân loại dựa trên dữ liệu giao dịch từ các khoản vay tức thời, thẻ tín dụng, hoặc các khoản vay có tài sản đảm bảo.
Còn được gọi là dư nợ cho vay, nhóm nợ này bao gồm các khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Khi đó bạn sẽ rơi vào nợ xấu nhóm 2. Đây cũng được gọi là nhiệm vụ cảnh báo, không quá nghiêm trọng nhưng đã vướng vào nợ xấu thì rất khó vay tín dụng,
1.2 Phân biệt các loại nợ xấu?
Nợ xấu được phân thành 5 nhóm chính, bao
- Nợ xấu nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Khoản nợ có thời gian quá hạn trong vòng 10 ngày.
- Nợ xấu nhóm 2 (Nợ cần chú ý): Khoản nợ có thời gian quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
- Nợ xấu nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Khoản nợ có thời gian quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
- Nợ xấu nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Khoản nợ có thời gian quá hạn từ 181 đến 360 ngày, có nguy cơ mất vốn ban đầu.
- Nợ xấu nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Khoản nợ có thời gian quá hạn trên 360 ngày, có khả năng mất vốn cao.
2. Khi bị nợ xấu nhóm 2 làm thế nào để mở thẻ tín dụng?
Mặc dù việc mở thẻ tín dụng khi đang có nợ xấu nhóm 2 là khá khó khăn, bạn vẫn có thể thực hiện các bước sau để tăng cơ hội được chấp nhận:
- Trả hết các khoản nợ quá hạn: Ưu tiên thanh toán hết các khoản nợ quá hạn để cải thiện điểm tín dụng.
- Xóa nợ trên CIC: Nợ của bạn phải được xóa hoàn toàn khỏi hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC).Thông thường, thời gian xóa nợ là 12 tháng sau khi thanh toán đầy đủ.
- Đáp ứng yêu cầu của ngân hàng: Mỗi ngân hàng có thể có quy định riêng về thời gian không có nợ xấu sau khi thanh toán để được làm thẻ tín dụng. Ví dụ, VIB yêu cầu không có nợ xấu trong 2 năm gần nhất.
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: Cung cấp hồ sơ tài chính minh bạch, bao gồm sao kê tài khoản, chứng minh thu nhập ổn định và các tài sản thế chấp (nếu có).
Ngoài ra bạn nên lưu ý một số điều sau để tránh rơi vào nợ xấu nhóm 2 hoặc nợ xấu từ thẻ tín dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tín dụng của bạn.
- Thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn: Luôn thanh toán đầy đủ hoặc ít nhất là số tiền tối thiểu theo quy định của ngân hàng để tránh bị báo nợ xấu và phát sinh lãi suất, phí phạt.
- Giữ lịch sử tín dụng tốt: Thanh toán đúng hạn giúp bạn duy trì lịch sử tín dụng tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch vay vốn, mở thẻ tín dụng sau này.
- Theo dõi lịch sử tín dụng: Cần chủ động theo dõi lịch sử tín dụng của bản thân để có biện pháp khắc phục kịp thời khi phát sinh nợ xấu.
3. Các ưu đãi đặc biệt khi mở thẻ tín dụng tại VIB
Nếu bạn đang muốn mở thẻ tín dụng để nhận được vô vàn ưu đãi và hỗ trợ tối ưu cho nhu cầu tài chính của bạn, VIB là lựa chọn đáng để cân nhắc. Là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, VIB luôn tiên phong trong việc mang đến cho khách hàng những chương trình khuyến mãi và ưu đãi thẻ tín dụng đặc biệt hấp dẫn.
3.1 Hoàn phí thường niên
Từ ngày 01/07/2024 đến 09/10/2024 hoàn phí thường niên 01 năm dành cho thẻ đủ điều kiện sau:
- Khách hàng là Chủ thẻ chính chưa từng phát hành bất kỳ Thẻ tín dụng VIB chính nào trước thời điểm mở thẻ
- Khách hàng chi tiêu trong 30 ngày kể từ ngày kích hoạt và không quá 45 ngày kể từ ngày phát hành đạt: Tối thiểu (2) 1.000.000 VNĐ với: Thẻ mở qua kênh trực tuyến, hoặc Thẻ thỏa điều kiện ưu đãi đặc biệt, chi tiết tại TnC chương trình tại đây.
Lưu ý: Nếu một khách hàng sở hữu nhiều hơn một thẻ tín dụng đủ điều kiện ưu đãi, VIB sẽ chỉ áp dụng trả thưởng cho tối đa 02 thẻ đủ điều kiện.
Ngoài ra điều kiện ưu đãi dành cho chủ thẻ phụ là:
- Khách hàng là Chủ thẻ phụ chưa từng phát hành bất kỳ Thẻ tín dụng VIB chính phụ nào trước thời điểm mở thẻ
- Thẻ phụ phát hành trong vòng 30 ngày từ ngày phát hành thẻ chính và Thẻ phụ được kích hoạt trong vòng 30 ngày từ ngày Thẻ phụ được phát hành.
Lưu ý: Số lượng thẻ phụ được ưu đãi: tối đa 02 Thẻ phụ chủ thẻ chính.
3.2 Hoàn tiền khi chi tiêu mua sắm
Chủ thẻ tín dụng VIB có cơ hội nhận hoàn tiền đến 15% cho các giao dịch mua sắm, ăn uống và du lịch với thẻ VIB Super Card và hoàn tiền đến 10% cho ẩm thực, giải trí, quảng cáo với thẻ VIB Cash Back.
➜ Đăng ký ngay thẻ VIB Cash Back - Hoàn đến 24 triệu điểm thưởng/năm - Tận hưởng thời hạn thanh toán lên đến 55 ngày cho toàn bộ giao dịch chi tiêu, mua sắm. Mở thẻ ngay tại đây
Ngoài ra nếu bạn là người ưa thích trải nghiệm, khám phá, du lịch, VIB Super Card (hoàn 15% mua sắm, du lịch, ăn uống là giải pháp tuyệt vời để tiết kiệm khi chi tiêu hàng ngày.
➜ Đăng ký ngay thẻ VIB Super Card - Hoàn 15% tùy chọn lĩnh vực hoàn tiền Ẩm thực, Mua sắm, Du lịch cùng hạn mức lên đến 600 triệu đồng. tại đây
3.3 Miễn lãi thẻ tín dụng trong 55 ngày
VIB cung cấp chính sách miễn lãi lên đến 55 ngày cho các giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng. Điều này giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả hơn và tránh được các khoản lãi suất cao.
Ngoài ra với VIB Financial Free, bạn còn được miễn phí thường niên trọn đời và miễn phí thường niên năm đầu, đồng thời tận hưởng chương trình trả góp 0% lãi suất tại hơn 100 đối tác của VIB.
➜ Đăng ký ngay thẻ VIB Financial Free - Rút tiền không giới hạn đến 100% hạn mức - Hạn mức lên đến 50 triệu đồng - Miễn phí thường niên trọn đời khi thỏa điều kiện chi tiêu : Mở thẻ ngay tại đây
Bài viết này đã cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nợ xấu nhóm 2. Hy vọng rằng bạn đã biết cách quản lý chi tiêu hợp lý và sử dụng các sản phẩm tín dụng một cách thông minh để tránh xa nợ xấu.
Xem thêm: Lịch sử tín dụng là gì? Cách kiểm tra lịch sử tín dụng nhanh, chính xác nhất. tại đây. Cách kiểm tra và tra cứu nợ xấu nhanh nhất? tại đây.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)