GDP là một chỉ số cực kỳ quan trọng thể hiện sức mạnh của một nền kinh tế quốc gia. Lướt xem các trang tin tức, bạn sẽ nghe thấy các thông tin về sự tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được hết các thuật ngữ này. Vậy GDP là gì? Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tham khảo qua bài viết này nhé.
1. GDP là gì?
GDP (Gross Domestic Product) được hiểu là tổng sản phẩm quốc nội hay còn gọi là tổng sản phẩm nội địa. Đây là chỉ số đo lường tổng giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi quốc gia tại một thời điểm nhất định.
GDP thể hiện giá trị của các loại hàng hóa trên thị trường được bán hợp pháp và ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, GDP không thể hiện các loại hàng hóa bất hợp pháp tại thị trường ngầm và hàng hóa sản xuất trong quá khứ.
Giá trị GDP được xác định theo phạm vi lãnh thổ của một quốc gia và thường phản ánh giá trị sản xuất trong thời kỳ nhất định theo quý hoặc năm.
GDP đánh giá tốc độ tăng trưởng của một quốc gia và thể hiện sự biến động giá cả thị trường của sản phẩm, dịch vụ theo thời gian. Nếu chỉ số GDP giảm đồng nghĩa với quá trình sản xuất kinh doanh đang đi xuống, lạm phát, thất nghiệp, mất giá,... tất cả đều sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế.
2. Phân loại GDP
Chỉ số tổng sản phẩm nội địa được phân thành 4 loại chính dựa trên những tiêu chí khác nhau.
2.1. GDP bình quân đầu người
GDP bình quân đầu người được hiểu là tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người. Thu nhập bình quân đầu người được tính bằng tổng sản phẩm trên địa bàn chia cho tổng dân số trung bình.
GDP bình quân đầu người sẽ tỉ lệ thuận với đời sống, thu nhập của người dân ở quốc gia đó. Tuy nhiên, chỉ số GDP cao chưa chắc mức sống của người dân đã cao. Cách tính thu nhập bình quân đầu người sẽ dựa trên giá trị GDP và dân số.
2.2. GDP danh nghĩa
GDP danh nghĩa là viết tắt của từ Nominal Gross Domestic Product, là tổng sản phẩm nội địa GDP tính theo giá trị thị trường hiện tại.
GDP danh nghĩa thể hiện cho những thay đổi về giá cả do lạm phát kinh tế. Đặc biệt, khác với chỉ số thực, những thay đổi về giá do lạm phát đều được GDP danh nghĩa phản ánh tốc độ tăng giá của một nền kinh tế. Nếu giá cả hàng hóa thị trường tăng hoặc giảm thì GDP sẽ thay đổi cao hơn hoặc thấp hơn.
2.3. GDP thực tế
GDP thực tế được viết tắt của từ Real Gross Domestic Product hay real GDP, đây là chỉ số được xác định dựa trên tổng sản phẩm nội địa đã điều chỉnh theo tốc độ lạm phát. Nếu lạm phát dương, trường hợp này, GDP thực tế sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa.
GDP thực tế được tính theo công thức:
GDP thực tế = GDP danh nghĩa/hệ số giảm phát GDP2.4. GDP xanh
GDP xanh là phần còn lại của tổng sản phẩm nội địa sau khi đã khấu trừ các chi phí sử dụng cho việc phục hồi vấn đề môi trường do hoạt động sản xuất gây ra.
Xem thêm: Tài khoản số đẹp là gì? Cách mở tài khoản VIB số đẹp theo ngày sinh miễn phí. Tại đây Nạp 4G tốc độ cao với ưu đãi hấp dẫn trên Mobile Banking MyVIB. Tại đây
3. Những yếu tố ảnh hưởng đến GDP
Chỉ số GDP chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó dân số, FDI, sự lạm phát là 3 yếu tố chính, cụ thể
3.1. Dân số
Mối quan hệ giữa chỉ số GDP và dân số là không thể tách rời, chúng có mối liên quan mật thiết với nhau. Trong đó, dân số là nguồn lực để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ và cũng là đối tượng tiêu thụ hàng hóa đó. Vì thế, tổng dân số là giá trị quan trọng để xác định chỉ số GDP.
Chính vì vậy, có thể nói dân số là yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định đến sự tăng trưởng kinh tế.
3.2. FDI
FDI là chỉ số đầu tư trực tiếp nước ngoài, gồm các khoản đầu tư như: tiền mặt, phương thức sản xuất, công nghệ, cơ sở hạ tầng,…
FDI càng tăng sẽ làm mở rộng quy mô sản xuất của các ngành kinh tế, từ đó tạo điều kiện cho chỉ số GDP được tăng cao. Đồng thời, việc gia tăng vốn đầu tư cũng giúp cho việc đẩy mạnh xuất khẩu và kinh tế được tăng trưởng.
3.3. Lạm phát
Lạm phát là xu hướng tăng giá về hàng hóa, dịch vụ một cách liên tục, nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm mất giá trị của đồng tiền tại một đất nước nào đó.
Lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì làm giảm năng suất lao động. Nếu lạm phát vượt ngưỡng cho phép sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Vì thế, nhà nước cần có những chính sách phù hợp để hạn chế mức độ lạm phát ở mức an toàn.
Trong kinh doanh và đầu tư, “lạm phát” là yếu tố được nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế và các dự đoán trong tương lai. Lúc này, việc quản lý tài chính khi lạm phát rất quan trọng, cũng giống như bạn đang bảo vệ tài khoản tiết kiệm một cách an toàn.
Tuy nhiên, quản lý tài chính như thế nào mới hiệu quả? Gửi tiết kiệm là một gợi ý lý tưởng, hình thức này giống như bạn đang lập một quỹ dự phòng. Bạn có thể lựa chọn các hình thức gửi tiết kiệm khác nhau. Chẳng hạn như quản lý tài chính và gửi tiết kiệm trên ứng dụng MyVIB an toàn và tiện lợi.
Chỉ cần tải mobile banking MyVIB về điện thoại, bạn có thể dễ dàng quản lý tài chính bằng cách theo dõi nguồn tiền, gửi tiết kiệm online nhanh chóng mà rất tiện lợi. Bên cạnh đó, mua sắm có kế hoạch nhờ theo dõi lịch sử giao dịch, đồng thời có thêm thu nhập nhờ tiền lãi từ việc gửi tiết kiệm trực tuyến.
Nhanh tay tải app để trải nghiệm các tính năng hỗ trợ người dùng và quản lý chi tiêu, tiết kiệm dễ dàng hơn từ hôm nay nhé.
4. Ảnh hưởng của GDP tới nền kinh tế quốc gia
GDP là chỉ số quan trọng được Chính phủ lựa chọn để đánh giá và so sánh sự tăng trưởng của các quốc gia trên thế giới. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để xây dựng chính sách điều hành vĩ mô.
GDP là thước đo đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế và phản ánh rõ ràng sự biến động của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian. Chẳng hạn, GDP tăng chứng tỏ nền kinh tế đang hoạt động tốt, các doanh nghiệp tự tin đầu tư nhiều hơn, đây là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
Ngược lại, khi tăng trưởng GDP thấp thể hiện cho nền kinh tế đi vào suy thoái và dẫn đến tình trạng: người lao động thất nghiệp, trả lương thấp hơn và các doanh nghiệp hạn chế việc đầu tư,...
GDP được sử dụng trong tính toán các cân đối lớn của nền kinh tế, phản ánh rõ ràng đặc điểm, tính chất tăng trưởng của một quốc gia.
Đặc biệt, chỉ tiêu GDP giúp phản ánh rõ ràng hơn thực trạng sản xuất của nền kinh tế, từ đó các Chính phủ sẽ có định hướng tập trung phát triển khu vực kinh tế, vùng kinh tế phù hợp. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng có cơ sở để ra quyết định đầu tư, mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh.
GDP là gì? GDP ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh tế? Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc của 2 câu hỏi trên nhé.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)