Định chế tài chính là gì? Vai trò, chức năng và phân loại định chế tài chính
Định chế tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kiểm soát dòng tiền của nền kinh tế.
Định chế tài chính là khái niệm không còn mới nhưng không phải ai cũng am hiểu. Những nội dung được đề cập trong bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về định chế tài chính tại thị trường Việt Nam.
1. Khái niệm về định chế tài chính
Định chế tài chính là các tổ chức đóng vai trò trung gian trong quá trình chuyển đổi vốn từ người cho vay sang người đi vay.
2. Vai trò của các định chế tài chính
Các định chế tài chính đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, cụ thể:
- Kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế: Các định chế tài chính được xem là tổ chức trung gian, có trách nhiệm chuyển tiền từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp. Do đó, các định chế tài chính đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát dòng tiền của nền kinh tế.
- Hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư: Số lượng các tổ chức định chế tài chính lớn đã tạo ra đa dạng các sản phẩm, dịch vụ định chế tài chính. Nhờ đó, các nhà đầu tư có thể mở rộng danh mục đầu tư của mình. Việc này giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư khi nguồn tiền được phân bổ cho nhiều hạng mục khác nhau.
- Tiết kiệm chi phí trong giao dịch: Thông qua sự hỗ trợ của các định chế tài chính, nhà đầu tư sẽ tiết kiệm được các chi phí trong quá trình đầu tư.
- Tạo lập cơ chế thanh toán hiệu quả: Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính cung cấp các phương thức thanh toán giúp cho thị trường vận hành nhanh chóng, hiệu quả.
3. Phân loại các định chế tài chính
Định chế tài chính được phân thành hai nhóm chính là định chế tài chính trung gian và định chế tài chính bán trung gian. Trong đó:
- Định chế tài chính trung gian là các tổ chức tài chính có vai trò kết nối nguồn cung vốn và nguồn cầu vốn. Nhóm này hoạt động dưới tư cách là một nhà đầu tư trung gian, nhằm tạo điều kiện cho bên đi vay và bên cho vay gặp nhau thông qua việc mua bán tài sản tài chính của tổ chức. Các định chế tài chính trung gian bao gồm: ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp, công ty tài chính,...
- Định chế tài chính bán trung gian là các tổ chức đứng giữa hai nguồn cung vốn và cầu vốn, với tư cách là nhà môi giới. Nhóm này không tạo ra tài sản tài chính mà chỉ đóng vai trò thúc đẩy tiếp xúc giữa cung vốn và cầu vốn, chuyển tài sản tài chính từ bên bán đến bên mua. Bao gồm: công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư,...
Xem thêm: Hướng dẫn làm thẻ ngân hàng Online trong 5 phút với ứng dụng MyVIB. Tại đây Hướng dẫn chuyển tiền nhanh 24/7 với ứng dụng MyVIB. Tại đây
4. Các định chế tài chính theo quy định pháp luật
Tìm hiểu các định chế tài chính hiện có trên thị trường theo quy định của pháp luật.
4.1 Ngân hàng trung ương
Ngân hàng trung ương là tổ chức tài chính chịu trách nhiệm quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động của các ngân hàng khác. Các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại sẽ làm việc trực tiếp với ngân hàng trung ương để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng.
4.2 Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là đối tượng làm việc trực tiếp và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho cá nhân, doanh nghiệp. Hầu hết các ngân hàng thương mại đều cung cấp tài khoản tiền gửi, cho vay và tư vấn tài chính cho cả hai nhóm đối tượng này.
4.3 Liên hiệp tín dụng
Liên hiệp tín dụng là tổ chức hợp tác thuộc sở hữu hợp tác của các thành viên, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận của liên hiệp tín dụng được chia cho các thành viên chứ không san sẻ ra bên ngoài liên hiệp.
4.4 Hiệp hội tiết kiệm và cho vay
Hiệp hội tiết kiệm và cho vay là các tổ chức tài chính hoạt động theo hình thức nắm giữ lẫn nhau và thường không cung cấp quá 20% tổng tiền cho các doanh nghiệp vay. Khách hàng chủ yếu của loại định chế tài chính này là các cá nhân.
4.5 Ngân hàng và công ty đầu tư
Ngân hàng đầu tư không nhận tiền gửi mà giúp các cá nhân, doanh nghiệp huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán. Công ty đầu tư hay công ty quỹ tương hỗ sẽ kéo quỹ từ các nhà đầu tư cá nhân cùng thể chế để cung cấp cho khách hàng quyền tham gia vào thị trường chứng khoán.
4.6 Công ty môi giới
Công ty môi giới giúp các cá nhân, tổ chức trong việc mua bán chứng khoán với các nhà đầu tư có sẵn. Khách hàng có thể đặt các giao dịch cổ phiếu, trái phiếu,...
4.7 Công ty bảo hiểm
Công ty bảo hiểm có nhiệm vụ chuyển đổi các rủi ro, mất mát của khách hàng sang tài sản tài chính. Theo đó, các cá nhân, tổ chức sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của công ty bảo hiểm để bảo vệ tài sản trong các trường hợp bất khả kháng như tai nạn, thiên tai,...
5. Quản lý tài chính cá nhân với ứng dụng MyVIB
Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính phổ biến nhất. Không chỉ dừng lại ở vai trò kết nối người đi vay và người cho vay mà ngân hàng thương mại còn giúp cho khách hàng quản lý tài chính tốt hơn. Với ứng dụng Mobile Banking MyVIB của ngân hàng VIB, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch tài chính nhanh chóng, chính xác. Việc theo dõi chi tiêu cũng được thuận tiện hơn khi tất cả đều diễn ra trên cùng một ứng dụng. Khi đó, dòng tiền được quản lý chặt chẽ giúp cho khách hàng tiến gần hơn đến tự do tài chính.
Chắc hẳn những thông tin được chúng tôi đề cập ở trên đã giúp bạn hiểu rõ về định chế tài chính cũng như vai trò của các tổ chức này tại Việt Nam. Đừng quên sử dụng ứng dụng ngân hàng điện tử MyVIB để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)
Tải MyVIB
